ClockThứ Sáu, 18/01/2019 07:00

Phục hồi rừng bản địa

TTH - Gần 25 ngàn cây lâm nghiệp bản địa được trồng trong năm 2018 góp phần phục hồi rừng tự nhiên, nâng cao giá trị đa dạng sinh học, mở cơ hội mới trong phát triển kinh tế từ sản xuất rừng trồng bản địa.

Rừng đã… nghèo kiệt mất rồi!Khôi phục, trồng mới rừng cây bản địaGần 700 người tham gia diễn tập phòng cháy chữa cháy rừng

Khảo sát rừng phục vụ trồng cây bản địa tại Nam Đông

115 hộ thành viên tham gia

Ông Hồ Đắc Lục ở xã Hương Phú (Nam Đông), một trong những chủ hộ được Hội Chủ rừng Phát triển bền vững (CRPTBV) tỉnh và chính quyền địa phương lựa chọn để hỗ trợ trồng cây rừng bản địa nhờ có năng lực và thâm niên trồng rừng hơn 20 năm.

Theo ông Lục, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây rừng bản địa không khác mấy so với trồng rừng gỗ lớn có chứng chỉ FSC, ai cũng có thể trồng được. Hơn 3 ngàn cây lim xanh, sến trung, sao đen, lát hoa của ông Lục đang sinh trưởng, phát triển rất tốt, tỷ lệ chết chỉ 10-15% và đã được trồng dặm.

Chủ tịch UBND xã Hương Phú, ông Hồ Văn Vinh đánh giá cao việc trồng cây lâm nghiệp bản địa theo tiêu chuẩn FSC tại các vùng khe suối, ao hồ, hay những khu vực sinh cảnh dễ bị tổn thương. Cây lâm nghiệp bản địa được đưa vào trồng chủ yếu là các loài cây có giá trị kinh tế như lim xanh, sao đen, sến trung, lát hoa không chỉ góp phần bảo vệ môi trường, phục hồi rừng tự nhiên mà còn mang lại nguồn thu nhập cho người dân. Địa phương tiếp tục kiến nghị ngành lâm nghiệp hỗ trợ giống, kỹ thuật trồng, chăm sóc để duy trì, phát triển quy mô diện tích cây bản địa theo chứng chỉ FSC.

Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, ông Võ Văn Dự cho rằng, trồng cây bản địa trong giai đoạn hiện nay có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc bảo tồn, phát triển rừng tự nhiên. Việc duy trì bảo vệ, làm giàu vùng đệm, phục hồi rừng tự nhiên bằng các loài cây bản địa còn là một trong những tiêu chí bắt buộc khi tham gia quản lý rừng bền vững, có chứng chỉ FSC. Bên cạnh việc duy trì và bảo vệ, làm giàu vùng đệm bằng trồng bổ sung cây bản địa đang được Hội CRPTBV tỉnh quan tâm, yêu cầu các chi hội nghiêm túc thực hiện. Các thành viên có diện tích vùng đệm ven khe suối, ao hồ hay những khu vực có sinh cảnh dễ bị tổn thương khác được hỗ trợ giống để trồng. Từ đầu năm 2018 đến nay, Hội CRPTBV tỉnh đã hỗ trợ, cấp phát gần 25 ngàn cây bản địa cho 115 hộ thành viên, trồng trên diện tích gần 40 ha, bình quân 626 cây/ha.

Kiểm tra cây bản địa ở A Lưới

Thử nghiệm mô hình trồng “theo băng, theo đám"

Hội CRPTBV tỉnh còn hỗ trợ thành viên trồng thử nghiệm mô hình cây bản địa “theo băng, theo đám” nhằm tạo ra các “băng xanh”, góp phần phục hồi và nâng cao giá trị đa dạng sinh học và là nơi cư trú, sinh sống lý tưởng cho các loài động vật. Các đối tượng được chọn tham gia mô hình này trước hết phải là người có tâm huyết, đam mê, có nhu cầu thật sự. Các lô rừng tham gia trồng cây phải có độ tuổi dưới 2 năm, hoặc các lô rừng đã tỉa thưa.

Ngay từ khi triển khai đã nhận được khá nhiều thành viên đăng ký, trong đó có 19 lô rừng của 16 hộ thành viên được chọn và đã trồng cây. Đến nay các hộ đã trồng 6.615 cây trên diện tích 10,58 ha (kế hoạch trồng 7.803 cây trên diện tích 11,56 ha). Hầu hết các lô trồng từ đầu tháng 12/2018 đến nay cho thấy đã thích nghi với điều kiện môi trường, khí hậu, đang phát triển rất tốt. Đối với các lô rừng có tỷ lệ chết từ 10-15% đang được các hộ triển khai trồng dặm.

Ông Võ Văn Dự đánh giá, bên cạnh những thuận lợi, quá trình triển khai trồng, chăm sóc cây bản địa gặp một số bất cập nhất định. Các đối tượng nhận cây bản địa chưa được rà soát kỹ dẫn đến một số hộ dân không có diện tích vùng đệm vẫn được nhận cây nên trồng không đúng vị trí, không đảm bảo yêu cầu. Chất lượng cây giống chưa đồng đều như cụt ngọn, đa thân, ảnh hưởng đến quá trình chăm sóc, sinh trưởng kém, thậm chí bị chết phải trồng bổ sung gây mất thời gian, công sức. Các hộ dân chưa chú trọng công tác vệ sinh, làm cỏ, chưa có biện pháp bảo vệ gia súc phá hoại dẫn đến cây trồng sinh trưởng kém, không đồng đều. Số lượng hộ tham gia cũng như diện tích trồng khá lớn, trong khi tính chủ động tham gia, phối hợp với các chi hội của người dân trong việc kiểm tra, giám sát còn hạn chế cũng là một trong những rào cản trong quá trình quản lý, chăm sóc cây trồng.

Để góp phần nâng cao hiệu quả trồng cây lâm nghiệp bản địa, Hội CRPTBV tỉnh đang triển khai rà soát và kiểm tra kỹ các lô rừng cả về diện tích lẫn số lượng cây trồng để có biện pháp chăm sóc, bảo vệ hiệu quả. Hội sẽ lựa chọn các nhà cung ứng cây giống đảm bảo chất lượng, kiểm tra, nghiệm thu chất lượng cây trước khi xuất vườn; thường xuyên thông tin, hướng dẫn các hộ tiến hành các hoạt động chăm sóc theo định kỳ…

Năm 2019, Hội CRPTBV tỉnh tiếp tục duy trì hoạt động kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện trong năm 2018; hỗ trợ giống cây bản địa cho các hộ dân đăng ký thực hiện mô hình trồng cây “theo băng, theo đám’ và những vùng đệm ven sông suối, ao hồ theo tiêu chuẩn FSC; hỗ trợ kinh phí điều tra, đánh giá tình hình sinh trưởng và phát triển các lô thí nghiệm cây giống thân thiện môi trường; hỗ trợ kinh phí vận chuyển túi bầu thân thiện môi trường cho các vườn ươm hộ gia đình…

Bài, ảnh: Hoàng Triều

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 9/1, Công an TP. Huế tổ chức hội nghị triển khai công tác Công an năm 2025. Tham dự hội nghị có các ông: Lê Trường Lưu, UVTW Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng Đoàn ĐBQH TP. Huế; Phạm Đức Tiến, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; Nguyễn Thanh Bình, UVTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Huế.

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội
Quan tâm gỡ khó cho doanh nghiệp

Chiều 9/1, Ban quản lý (BQL) các khu kinh tế, công nghiệp thành phố Huế tổ chức tổng kết năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Phó Chủ tịch UBND thành phố Phan Quý Phương dự, chỉ đạo hội nghị.

Quan tâm gỡ khó cho doanh nghiệp
Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

​Ngày 22/12/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Nghị quyết được coi như một mũi nhọn, tập trung tháo gỡ những điểm nghẽn về thể chế, để giải phóng sức sáng tạo, sức lao động, nguồn lực đầu tư của toàn xã hội cho khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
Châu Á - Thái Bình Dương:
Các khoản vay dự kiến phục hồi vào năm 2025 sau 3 năm giảm

Khối lượng cho vay của khu vực châu Á - Thái Bình Dương bên ngoài Nhật Bản đang chuẩn bị cho sự phục hồi vào năm 2025, nhờ hoạt động sáp nhập và mua lại (M&A) và môi trường lãi suất thuận lợi, sau khi giảm trong 3 năm liên tiếp.

Các khoản vay dự kiến phục hồi vào năm 2025 sau 3 năm giảm

TIN MỚI

Return to top