ClockThứ Bảy, 30/09/2023 16:46

Hỗ trợ ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến vào sản xuất từ vốn khuyến công

TTH - Việc hỗ trợ đầu tư ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến ngày càng khẳng định được vai trò của mình khi góp phần giúp các doanh nghiệp có thêm động lực, mạnh dạn đầu tư, mua sắm dây chuyền, thiết bị hiện đại để phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng thu nhập và quảng bá thương hiệu...

Đổi mới công nghệ, chất lượng sản phẩm từ nguồn vốn khuyến côngĐồng hành cùng doanh nghiệp.Đòn bẩy để huy động vốnHiệu quả từ nguồn vốn khuyến công

 Nghiệm thu máy cắt hoạt động bằng tia laser được hỗ trợ từ vốn khuyến công tại Công ty TNHH Maries

Thời gian qua, tình hình kinh tế, chính trị trên thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường đã ảnh hưởng toàn diện đến hoạt động kinh tế toàn cầu, trong đó có Việt Nam cũng như Thừa Thiên Huế.

Trong bối cảnh đó, các hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh, nhất là việc hỗ trợ đầu tư ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến vào sản xuất, hỗ trợ phát triển sản phẩm CNNT, quà tặng, sản phẩm lưu niệm… đã phát huy hiệu quả, qua đó, góp phần thúc đẩy phát triển CNNT, giải quyết việc làm trong khu vực nông thôn, hỗ trợ một số ngành nghề và làng nghề truyền thống khôi phục và phát triển.

Cụ thể, giai đoạn 2019 - 2022, chính sách khuyến công đã triển khai hỗ trợ với tổng kinh phí 9,66 tỷ đồng. Trong đó, khuyến công Quốc gia hỗ trợ 1,66 tỷ đồng (hỗ trợ 79 cơ sở tham gia hội chợ, triển lãm trong nước; 2 đề án ứng dụng máy móc tiên tiến vào sản xuất và 1 đề án nâng cao năng lực cho các cơ sở CNNT với 100 học viên được đào tạo).  

Khuyến công địa phương đã hỗ trợ 8 tỷ đồng (cấp tỉnh 5,3 tỷ đồng, cấp huyện 2,7 tỷ đồng), trong đó, hỗ trợ 34 đề án ứng dụng máy móc tiên tiến vào sản xuất; hỗ trợ 203 lượt sản phẩm tham gia bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp huyện, 79 lượt sản phẩm tham gia bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp tỉnh; hỗ trợ 5 cơ sở về tư vấn thiết kế, mẫu mã bao bì… cùng một số nội dung liên quan khác.

Riêng trong năm 2022 và 9 tháng đầu năm 2023, hoạt động khuyến công đã tập trung hỗ trợ về ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến để nâng cao chất lượng, mẫu mã và sản xuất sản phẩm mới, góp phần nâng cao giá trị sản xuất CN-TTCN của các địa phương và giải quyết việc làm trong khu vực nông thôn; góp phần hỗ trợ một số ngành nghề, làng nghề truyền thống khôi phục, phát triển.

Đơn cử, để tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất CN-TTCN bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh, thực hiện có hiệu quả lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế, vừa qua, nguồn vốn khuyến công đã hỗ trợ Công ty TNHH Maries (54A Chu Văn An – TP. Huế) 63 triệu đồng (kinh phí đề án khuyến công năm 2023 “Ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất hàng lưu niệm và quà tặng từ cây cỏ bàng”) để công ty này đầu tư mới 1 máy cắt hoạt động bằng tia laser; hỗ trợ Công ty TNHH MTV Thanh Lam (TX. Hương Thủy) 200 triệu đồng (kinh phí đề án khuyến công năm 2023 “Ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong sản xuất cửa nhựa”) để công ty đầu tư mới 1 máy dán cạnh, 1 máy hút chân không.

“Sau thời gian ngắn đưa vào sử dụng, máy cắt hoạt động bằng tia laser đã giúp chúng tôi tạo ra những sản phẩm có mẫu mã, thiết kế đa dạng, tính thẩm mỹ cao, đáp ứng nhu cầu thị trường, góp phần hình thành bộ sưu tập hàng lưu niệm quà tặng Huế phục vụ du lịch trong và ngoài nước...”, đại diện Công ty TNHH Maries cho hay.

Có thể thấy, thông qua nguồn vốn hỗ trợ ban đầu của chương trình khuyến công, các cơ sở CNNT đã mạnh dạn đầu tư mở rộng, phát triển sản xuất kinh doanh, ngày càng xác lập được vị thế trên thị trường; một số cơ sở tham gia, đạt giải tại nhiều hội thi, bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu các cấp.

Bên cạnh đó, nguồn vốn khuyến công cũng là tiền đề kéo theo sự phát triển về lĩnh vực nông lâm nghiệp, giúp mở rộng vùng nguyên liệu, đa dạng hóa mẫu mã, mở rộng thị trường tiêu thụ khi chủ động nhận các đơn đặt hàng số lượng lớn…, qua đó, giải quyết công ăn việc làm cho lao động nhàn rỗi tại địa phương, tăng thu nhập cho người lao động.

“Để hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở CNNT đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh, từ đây đến hết năm 2023, đơn vị tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả các kế hoạch khuyến công, đề án phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh và sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu...”, đại diện Sở Công thương cho hay.

Bài, ảnh: HÀN ĐĂNG
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khắc phục thủy lợi, ổn định sản xuất

Nhằm nâng cao hiệu quả canh tác và phát triển ngành nông nghiệp địa phương, thời gian qua, UBND huyện A Lưới thường xuyên phối hợp với Công ty TNHH NN MTV Quản lý khai thác công trình Thủy lợi tỉnh (Công ty Thủy lợi) kiểm tra, rà soát và bố trí kinh phí để từng bước đầu tư nâng cấp, sửa chữa các công trình thủy lợi trên địa bàn.

Khắc phục thủy lợi, ổn định sản xuất
Doanh nghiệp tập trung sản xuất và chăm lo Tết cho người lao động

Những ngày này, các doanh nghiệp vừa tập trung sản xuất để hoàn thành kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm 2024, vừa tổ chức các hoạt động chăm lo đời sống cho người lao động dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Hầu hết các doanh nghiệp đều chủ động chuẩn bị hậu cần phục vụ người trực Tết; tổ chức trao quà Tết tặng cán bộ, công nhân viên; trợ cấp cho các gia đình công nhân có hoàn cảnh khó khăn, hỗ trợ vé xe cho người lao động ở xa về nhà đón Tết.

Doanh nghiệp tập trung sản xuất và chăm lo Tết cho người lao động

TIN MỚI

Return to top