ClockThứ Ba, 11/04/2023 09:05

Hiệu quả mô hình chăn nuôi bò sinh sản tại A Lưới

Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành chăn nuôiNhân tạo thành công bò lai Wagyu Nhật Bản tại A Lưới

A Lưới là huyện vùng cao thuộc tỉnh Thừa Thiên – Huế. Đây là địa bàn sinh sống của đồng bào các dân tộc Kinh, Pa Kô, Tà Ôi, Cơ Tu… nơi đời sống kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Địa phương sở hữu diện tích đất đai đủ lớn, có nguồn thức ăn tự nhiên dồi dào phục vụ chăn nuôi gia súc, là điều kiện lý tưởng để xây dựng và hình thành các vùng chăn nuôi tập trung với số lượng lớn. Nắm bắt lợi thế đó, huyện A Lưới đã triển khai Đề án phát triển đàn bò giai đoạn 2021 - 2025, với mục tiêu từng bước nâng cao chất lượng vật nuôi, phấn đấu mỗi năm phát triển thêm 300 con. Hiện nay đàn bò A Lưới đã lên đến 11.000 con.

leftcenterrightdel
 Đàn bò của các hộ dân ở xã A Roàng

Ngày 27/2/2023, Cục sở Hữu trí tuệ đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký Nhãn hiệu tập thể “Thịt bò vàng A Lưới” cho Hội Nông dân huyện A Lưới quản lý. Đây là cơ sở để Hội vận động hội viên nông dân khai thác tiềm năng sẵn có của địa phương; tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho đồng bào; tiến tới sản xuất hàng hóa theo chuỗi và làm giàu từ chăn nuôi.

Thực hiện chủ trương của tỉnh về việc giúp đỡ các xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 25% ở hai huyện A Lưới và Nam Đông giai đoạn 2017-2020; từ nguồn vốn ban đầu của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, năm 2019 dự án chăn nuôi bò cái sinh sản đã bàn giao 26 con bò cho 26 hộ nghèo và cận nghèo thuộc hội viên nông dân xã A Roàng, cộng với sự quan tâm của UBND huyện hỗ trợ mỗi hộ tham gia dự án kinh phí làm chuồng trại và trồng cỏ, đã mở ra cơ hội thoát nghèo cho Nhân dân trên địa bàn xã.

Sau khi được tiếp nhận bò sinh sản, các hộ dân đã tích cực làm chuồng trại, trồng cỏ, tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi bò sinh sản… Nhờ cần mẫn chăm sóc, số lượng đàn bò ngày càng phát triển mạnh mẽ; cụ thể năm 2020 tăng thêm 11 con, năm 2021 tăng thêm 7 con, năm 2022 tăng thêm 27 con. Đến nay sau 3,5 năm thực hiện dự án tổng đàn bò tăng lên 71 con và bà con đã trồng thêm 5.000m2 cỏ cho bò ăn. Dự án đã góp phần đưa tổng đàn bò của xã từ 315 con (năm 2019) lên 741 con (năm 2022), tổng số hộ có chăn nuôi bò là 148 hộ, số hộ là hội viên nông dân 131 hộ.

Nhờ chủ trương chung và các chính sách hỗ trợ phát triển đàn bò của huyện, cộng với công tác tập huấn kỹ thuật chăn nuôi bò sinh sản của Hội Nông dân tỉnh nên hội viên nông dân đã nắm bắt và thực hiện tốt việc xây dựng chuồng trại đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, nhân giống, quản lý giống và nuôi dưỡng bò cái sinh sản, kỹ thuật trồng cỏ năng suất cao và chế biến các phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn chăn nuôi. Qua đó, nhận thức của đồng bào vùng cao đã thay đổi rõ rệt; khắc phục được lối chăn nuôi truyền thống thả rông đàn trâu, bò hay không giữ ấm khi thời tiết lạnh sâu cho trâu, bò…

Mô hình còn góp phần chung với huyện triển khai thành công Đề án phát triển đàn bò giai đoạn 2021 – 2025 và đồng thời, tỉnh Thừa Thiên Huế cũng cấp chứng nhận OCOP 3 sao cho sản phẩm thịt bò vàng A Lưới. Mô hình Hội Nông dân tỉnh xây dựng khẳng định phù hợp với hướng đi mới của địa phương trong việc hỗ trợ sinh kế cho đồng bào dân tộc. Qua đó, giúp đồng bào thay đổi tư duy, cách nghĩ, cách làm để phát triển kinh tế hộ gia đình từ sản phẩm đặc sản của địa phương.

Bài, ảnh: QUANG HÒA
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Để “Thịt bò vàng A Lưới” vươn xa

Trên địa bàn huyện A Lưới hiện có 109 hộ sản xuất, kinh doanh (SXKD) sản phẩm từ thịt bò và chăn nuôi bò được Hội Nông dân (HND) huyện cấp quyết định sử dụng nhãn hiệu “Thịt bò vàng A Lưới”.

Để “Thịt bò vàng A Lưới” vươn xa
Tinh gọn bộ máy gắn với hiệu quả hoạt động sau sáp nhập huyện

Cùng với việc khẩn trương thực hiện các đề án để sáp nhập hai huyện Phú Lộc và Nam Đông theo Nghị quyết (NQ) số 1314/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, huyện Phú Lộc cũng đang triển khai các kế hoạch để tinh gọn bộ máy theo chủ trương của Đảng, Nhà nước và đảm bảo hoạt động hiệu quả sau khi sáp nhập huyện.

Tinh gọn bộ máy gắn với hiệu quả hoạt động sau sáp nhập huyện
Phấn đấu giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên còn 14,7%

Chiều 24/12, Chi cục Dân số tỉnh tổ chức tổng kết công tác Dân số và phát triển năm 2024; đề ra phương hướng nhiệm vụ năm 2025. Dự và chỉ đạo có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình.

Phấn đấu giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên còn 14,7

TIN MỚI

Return to top