ClockThứ Năm, 19/01/2017 05:51

Gừng trồng bao bội thu mùa Tết

TTH - Tết năm nay, người trồng gừng phường Thuỷ Biều rất phấn khởi vì mô hình trồng gừng trong bao đem lại năng suất cao, thu nhập ổn định.

Ông Võ Văn Khảm bên vườn gừng

Từ năm 2011, với sự đỡ giúp từ Quỹ hỗ trợ nông dân, bà con đã thử mô hình trồng gừng trong bao, đến nay đã đem lại hiệu kinh tế rõ rệt. Ông Võ Văn Khảm (thôn Trường Đá, phường Thuỷ Biều, TP. Huế), một hộ trồng gừng lâu năm cho biết: “Mùa chính của gừng thường vào sau tháng 8 âm lịch kéo dài cho đến thời điểm cận Tết, khi thời tiết mát mẻ. Một bao gừng có thể thu hoạch được từ 1-1,5kg, trừ đi vốn ban đầu, bà con có thể thu lãi từ 15.000-20.000 đồng/kg”. Năm nay, gia đình ông Khảm trồng 700 bao gừng, trời mưa làm hư hại khoảng 20 bao, số còn lại đều cho sản lượng ổn định, gừng đẹp, giá bán cũng cao hơn bình thường.

Gừng được trồng tại Thủy Biều chủ yếu là hai giống gừng lai và gừng Huế. Ngoài việc cung cấp gừng cho cơ sở thu mua, người trồng gừng ở Thủy Biều còn sử dụng để làm mứt gừng. Quy trình trồng gừng trong bao tương đối đơn giản, nhưng phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, trời quá nóng sẽ khiến cây bị khô, không ra được củ, còn nếu mưa nhiều thì gừng sẽ bị thối củ.

Gừng thành phẩm sau thu hoạch

Dẫu vậy, theo ông Khảm, trồng gừng trong bao rất tiện lợi, cây ra nhiều nhánh, lượng gừng thu được nhiều và việc thu hoạch cũng dễ dàng hơn. Gừng trồng trong bao còn giúp tiết kiệm được diện tích trồng, người trồng có thể tận dụng được cả những khoảng sân xi măng trong nhà.

Năm nay, vườn gừng 500 bao của ông Nguyễn Tất Điểu (thôn Trường Đá, phường Thuỷ Biều, TP.Huế) đã thu hoạch được một nửa. Ông cho biết dịp Tết, giá gừng củ thu tại vườn cao hơn, hiện gừng của gia đình đã được khách đặt hàng hết. Với giá 30.000-35.000 đồng/kg, ông Điểu dự kiến thu được 10-20 triệu đồng lãi ròng.

Ông Hoàng Trọng Dị, Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp phường Thuỷ Biều cho biết: “Hiện tại Thuỷ Biều có rất nhiều hộ trồng gừng trong bao, chủ yếu ở hai khu vực Trường Đá và Đông Phước. Hợp tác xã cũng đã hỗ trợ người dân trong việc tìm nơi cung cấp giống, phân bón cũng như bao tiêu đầu ra cho bà con. Hiệu quả kinh tế từ việc trồng gừng mang lại là rất lớn, do đó chúng tôi cũng đang khuyến khích người dân tại phường mở rộng diện tích, hướng tới việc xây dựng một khu vực trồng gừng chuyên biệt của Huế, như với cây thanh trà”.

Ngoài gừng tươi lấy củ, nhiều hộ gia đình tại Thủy Biều cũng đang tất bật chuẩn bị làm mứt gừng, cung cấp cho thị trường dịp Tết Nguyên đán. Mứt gừng Thủy Biểu cũng rất nổi tiếng và được ưa chuộng nhờ mùi vị thơm, cay nồng không lẫn lộn, một phần cũng nhờ vào gừng tươi được trồng tại đây.

Bài, ảnh: Trang Bình

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nông dân Phong Điền hiến gần 27.000 m² đất

Ngày 24/12, Hội Nông dân huyện Phong Điền tổ chức hội nghị tổng kết công tác Hội và phong trào Nông dân năm 2024; tổng kết thực hiện Nghị quyết 29-NQ/HNDTW của Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (Khóa VI) về “Nâng cao chất lượng phong trào Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2024”.

Nông dân Phong Điền hiến gần 27 000 m² đất
“Phải tự vươn lên”

“Tôi luôn dặn lòng mình phải nỗ lực để tự vươn lên, bởi chẳng ai có thể giúp đỡ mình mãi ngoài chính bản thân mình”, đó là điều ông Lê Quý (ngụ ở thôn Mong B, xã Phú Gia, huyện Phú Vang) luôn dặn bản thân khi đối mặt với những biến cố trong đời, để có cuộc sống tốt đẹp.

“Phải tự vươn lên”
“Sống khỏe” bằng nghề

Khi giới thiệu về Nguyễn Văn Minh Phồn cùng cơ sở sản xuất đồ nhựa nội thất của anh, chị Hà Thị Thanh Thủy, Chủ tịch Hội Nông dân xã Phú Mậu (TP. Huế) cho biết, đây là gương sáng trong sản xuất, kinh doanh giỏi, đào tạo nghề, tạo công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho nhiều lao động trên địa bàn.

“Sống khỏe” bằng nghề
Anh Ngữ vượt khó thành công

Dù gặp khó do thị lực yếu, nhưng anh Nguyễn Văn Ngữ (xã Hương Phong, TP. Huế) vẫn tạo lập nên cơ ngơi khang trang nhờ hướng đi mới, đó là sản xuất các loại phân hữu cơ cung ứng cho thị trường.

Anh Ngữ vượt khó thành công
“Hậu phương” vững chắc của vị đại tướng nông dân

Ngoài mảnh đất Niêm Phò - nơi lưu giữ những những ký ức về tuổi thơ thì mảnh đất Nam Dương thuộc xã Quảng Vinh, huyện Quảng Điền là một phần không thể thiếu trong những năm tháng tuổi trẻ đầy nhiệt huyết của chàng thanh niên Nguyễn Vịnh. Và chính tại làng quê này, anh đã gặp và thầm cảm mến cô gái dịu hiền, thùy mị với đôi mắt đen thông minh có tên là Nguyễn Thị Cúc - người sau này đã trở thành người vợ thủy chung, “hậu phương” vững chắc cùng gắn bó bên nhau qua mọi gian khó, thăng trầm với người chồng của mình - Nguyễn Vịnh (sau này Đại tướng Nguyễn Chí Thanh).

“Hậu phương” vững chắc của vị đại tướng nông dân

TIN MỚI

Return to top