ClockThứ Hai, 18/12/2023 11:27

Chủ động chống rét cho vật nuôi

TTH - Chi cục Thú y tỉnh (Sở NN&PTNT) yêu cầu các địa phương hướng dẫn các hộ chăn nuôi gia súc chủ động dự trữ, đảm bảo cung cấp nguồn thức ăn tại chuồng và nuôi nhốt, không chăn thả trâu, bò khi thời tiết mưa lớn kèm nhiệt độ xuống thấp. Đồng thời, kiểm tra, giám sát chặt chẽ đàn vật nuôi đề phòng dịch bệnh xảy ra.

Cần giải pháp chăn nuôi an toànThành lập đoàn công tác đánh giá nguyên nhân trâu bò chết ở A LướiĐề phòng rét đậm, rét hại vùng núi

 Người dân A Lưới dự trữ rơm cuộn làm thức ăn cho trâu, bò trong đợt mưa rét tới

Nhà nhà dự trữ rơm cuộn

Rút kinh nghiệm từ nhiều năm trước, trước khi thời tiết chuyển mùa, các địa phương miền núi A Lưới, Nam Đông đã triển khai nhiều giải pháp chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi mà đối tượng chính là trâu, bò.

Với số lượng khoảng 13 nghìn con trâu, bò trên địa bàn huyện A Lưới, theo dự báo những ngày tới sẽ có một đợt rét đậm rét hại, gây nguy cơ thiệt hại cao do tập quán chăn nuôi thả rong trên địa bàn, A Lưới đã triển khai nhiều giải pháp đảm bảo an toàn cho đàn vật nuôi.

Ông Hồ A Lua, Chủ tịch UBND xã A Roàng thông tin, toàn xã có hơn 1.300 con trâu, bò, rút kinh nghiệm từ đợt rét đậm, rét hại nhiều năm trước, ngay từ đầu vụ, xã đã vận động, hỗ trợ bà con dự trữ thức ăn, tận dụng các nguồn thức ăn sẵn có như chuối, cỏ để phối trộn với thức ăn tinh.

Bổ sung lượng khoáng chất thiếu hụt cho gia súc và hỗ trợ vật liệu, hướng dẫn che chắn chuồng trại cho các hộ nuôi gia súc. Đặc biệt, ngoài nguồn rơm mua dự trữ làm thức ăn cho trâu, bò khi có rét xảy ra, xã yêu cầu các hộ dân sau khi thu hoạch lúa, tích trữ rơm vào bao dự trữ để dùng trong mùa rét.

Ông Trần Phước Hùng, Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện A Lưới cho biết, nhằm chủ động bảo vệ tốt cho gia súc trong đợt rét tới, Phòng NN&PTNT yêu cầu các địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người chăn nuôi thu gom, dự trữ rơm khô sau các vụ thu hoạch lúa vì đây là nguồn thức ăn thô xơ có thể sử dụng làm thức ăn cho trâu, bò, dê trong mùa mưa rét.

Sau thu hoạch lúa, bà con cần giữ lại, phơi khô, đánh thành cây rơm, hoặc cất giữ trong bao tải, phấn đấu mỗi hộ chăn nuôi trâu, bò, dê có 1 cây rơm để làm thức ăn cho gia súc. Mặt khác có thể chế biến rơm nhằm nâng cao giá trị dinh dưỡng bằng các phương pháp mềm hóa, ủ rơm… để làm thức ăn cho gia súc. Các xã đăng ký mua rơm cuộn ở vùng đồng bằng vì sau khi thu hoạch rơm có giá thành tương đối thấp.

Đến nay, ngoài rơm người dân tự thu gom, các địa phương đã dự trữ hơn 2.000 cuộn rơm khô nhằm cung cấp thức ăn cho gia súc, phục vụ các hộ chăn nuôi ứng phó đợt rét cuối và đầu năm.

 Các xã ở A Lưới phấn đấu mỗi hộ nuôi có một cây rơm cuộn làm thức ăn chống rét cho trâu, bò

Cử cán bộ về cơ sở

Theo UBND huyện A Lưới, nhằm chủ động ứng phó với đợt rét sắp tới, các địa phương đã phân công cán bộ về các thôn, bản, hộ gia đình kiểm tra, nhắc nhở người dân thực hiện và áp dụng mọi biện pháp tại chỗ theo hướng dẫn của ngành nông nghiệp về phòng, chống đói, rét cho gia súc, gia cầm và hỗ trợ người chăn nuôi gia cố, che chắn chuồng. Đặc biệt, chú trọng vùng trọng điểm, những xã có số lượng chăn nuôi đông, có nhiều gia súc nhỏ, yếu dễ chết vì mưa rét.

Ông Văn Lập, Trưởng phòng NN&PTNT huyện A Lưới khẳng định, đối với đợt rét này, các xã cần áp dụng các biện pháp để phòng, chống đói, rét và dịch bệnh cho vật nuôi nhằm giảm thiểu mức độ thiệt hại đối với hoạt động chăn nuôi trên địa bàn.

Ngoài hướng dẫn người chăn nuôi củng cố chuồng trại, che chắn giữ ấm và đảm bảo vệ sinh chuồng nuôi luôn khô ráo, sạch sẽ, người nuôi cần chủ động dự trữ thức ăn tinh, thức ăn thô khô (rơm, rạ, cỏ khô…) và bảo quản các phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho gia súc ăn cỏ. Yêu cầu mỗi gia đình chăn nuôi trâu, bò phải có chuồng trại và phấn đấu mỗi hộ nuôi có 1 cây rơm, hoặc dự trữ rơm cuộn đảm bảo cung cấp bình quân 5-7kg rơm/con/ngày trong những ngày giá rét.

Người nuôi không chăn thả trâu bò tự do khi nhiệt độ trung bình trong ngày ≤15 độ C, đưa trâu, bò về chỗ nuôi nhốt tại chuồng, trại được che chắn để kiểm soát và chuẩn bị thêm thức ăn tinh, khoáng, vitamin để tăng cường sức khỏe cho vật nuôi.

UBND huyện cũng thành lập các đoàn trực tiếp về tận hộ dân để kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc công tác phòng, chống đói, rét cho gia súc và đặc biệt chú trọng các hộ thường xuyên thả rong gia súc tại khu vực đồi núi cao. Đồng thời, chủ động sử dụng ngân sách dự phòng của địa phương để phục vụ kịp thời công tác phòng, chống đói rét cho vật nuôi và hỗ trợ vật tư, kinh phí cho các hộ chăn nuôi nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ đồng bào dân tộc thiểu số…

Chi cục trưởng Chi cục Thú y Nguyễn Văn Hưng cho biết, đơn vị đã yêu cầu các huyện, thị kiểm tra việc thực hiện các biện pháp phòng, chống đói, rét cho đàn gia súc; chuẩn bị các nguồn lực ứng phó đợt mưa rét sắp đến. Cử cán bộ khuyến nông, cán bộ thu ý về cơ sở hướng dẫn che chắn chuồng trại, vệ sinh, tiêu độc, khử trùng, xử lý tốt gia súc chết và chất thải vật nuôi. Khi phát hiện gia súc bị bệnh phải có biện pháp can thiệp kịp thời. Chuẩn bị tốt nhân lực, vật tư, vắc-xin cho đợt tiêm phòng gia súc trong vụ đông xuân.

Chi cục Thú y yêu cầu các địa phương đốc thúc việc tiêm phòng các loại vắc-xin cho gia súc, gia cầm và vắc-xin lở mồm long móng cho trâu, bò đạt tỷ lệ cao. Giám sát tình hình dịch bệnh, đặc biệt chú ý đối với các bệnh lở mồm long móng, viêm da nổi cục trâu bò, dịch tả lợn châu phi,… đã từng xảy ra tại các địa phương. Cung cấp đầy đủ các loại hóa chất tiêu độc khử trùng, vắc-xin để chủ động phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm có hiệu quả khi dịch bệnh xảy ra.
Bài, ảnh: Nguyễn Khánh
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chủ động, sáng tạo “trên chính mảnh đất của mình”

Tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và một số nội dung quan trọng, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh: “Bây giờ là lúc phải hành động. Trên cơ sở chủ trương, chính sách chung của Đảng, Nhà nước và sự điều tiết của Trung ương, các địa phương phải trăn trở, suy nghĩ “trên chính mảnh đất của mình”, phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo để phát triển; từng cơ quan, đơn vị, địa phương phải đặt ra mục tiêu phấn đấu cụ thể để đóng góp vào hoàn thành mục tiêu chung của đất nước”. Các tỉnh, thành phố đang đứng trước đòi hỏi phải tạo nên được động lực mới cho phát triển kinh tế-xã hội và nâng cao đời sống tinh thần, vật chất cho người dân.

Chủ động, sáng tạo “trên chính mảnh đất của mình”
Đối ngoại Việt Nam năm 2024: Tích cực, chủ động góp phần tạo đà đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Trong năm 2024, thế giới tiếp tục quá trình biến đổi sâu sắc, có nhiều diễn biến mới, phức tạp, tác động đến tất cả mọi mặt đời sống xã hội. Năm 2024 cũng là năm đất nước bước vào giai đoạn nước rút thực hiện thắng lợi Nghị quyết Ðại hội XIII. Trong bối cảnh đó, công tác đối ngoại đã được triển khai đồng bộ, hiệu quả, với nhiều hoạt động sôi động, đạt được nhiều kết quả tích cực. Mặc dù môi trường bên ngoài biến động, Việt Nam tiếp tục nổi lên là một "điểm sáng" hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực. Những thành tựu "quan trọng, có ý nghĩa lịch sử" của đối ngoại từ đầu nhiệm kỳ đến nay như đánh giá của lãnh đạo chủ chốt tiếp tục được kế thừa, phát huy và góp phần vào những thành tựu chung của đất nước.

Đối ngoại Việt Nam năm 2024 Tích cực, chủ động góp phần tạo đà đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới
Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi

Nhằm hạn chế thiệt hại về gia súc trong mùa mưa rét năm nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã yêu cầu các địa phương chú trọng các biện pháp phòng rét cho vật nuôi.

Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi

TIN MỚI

Return to top