ClockThứ Bảy, 31/12/2022 09:59

Bồi đắp "lá phổi xanh" ở thượng nguồn sông Ô Lâu

TTH.VN - Hiện nay, Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), thuộc Bộ TN&MT đang phối hợp Sở TN&MT và các ban, ngành địa phương tiến hành khảo sát, tổ chức trồng rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Phong Điền.

Phục hồi rừng bản địa trên cátNgười dân đội mưa trồng rừng bản địaLan tỏa phong trào trồng cây bản địa

Đây là chương trình "Sống khỏe, góp xanh cùng Panasonic Việt Nam" (Chương trình) đang triển khai tại 13 tỉnh, thành trong cả nước, trong đó có Thừa Thiên Huế. 

Cán bộ Chương trình khảo sát quỹ đất để trồng rừng tại Khu BTTN Phong Điền

Sau một thời gian khảo sát, Thừa Thiên Huế đã lọt vào tầm ngắm của Chương trình và Khu BTTN Phong Điền được chọn địa điểm trồng rừng để bồi đắp thêm "lá phổi xanh" ở thương nguồn sông Ô Lâu.

Sở dĩ Chương trình chọn Khu BTTN Phong Điền bởi nơi đây có những cánh rừng với giá trị đa dạng sinh học cao, nằm trong vùng sinh thái trung Trường Sơn, được các nhà khoa học bảo tồn thế giới bình chọn là 1 trong 200 vùng sinh thái quan trọng đặc biệt của toàn cầu với nhiều khu hệ động, thực vật quý hiếm, đặc hữu.

Ngoài ra, Khu BTTN Phong Điền còn có chức năng phòng hộ đầu nguồn cho lưu vực sông Mỹ Chánh, Ô Lâu, Sông Bồ...

Thời gian qua đã có nhiều chương trình, dự án trong, ngoài địa phương bồi đắp thêm cây rừng bản địa ở đây và không ngoài mục đích góp phần phục hồi các loài thực vật bản địa quý, hiếm cũng như kêu gọi sự hưởng ứng tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý bảo tồn đa dạng sinh học tại địa phương. 

Tuy nhiên thời gian gần đây do thiên tai bão lũ, một số khu vực tại khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền ở sườn dốc bị xói mòn, thảm thực bì cây bụi che phủ như giang, mây, lau lách và cây gỗ tái sinh rải rác với mật độ thấp không có khả năng tái sinh tự nhiên thành rừng.

Do vậy, sau khi tiến hành khảo sát, vào những ngày đầu năm 2023, Chương trình phối hợp ban ngành chức năng địa phương trồng 6ha ở khoảnh 7, tiểu khu 26 tại xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền thuộc Khu BTTN Phong Điền. Các giống cây rừng bản địa được hỗ trợ trồng dịp này là lim xanh, dầu rái, huỷnh, giổi, nhội, sến...

Ông Nguyễn Bá Thạo, Trưởng Hạt kiểm lâm Phong Điền chia sẻ, những năm qua Thừa Thiên Huế đẩy mạnh tuyên truyền về Tết trồng cây, lợi ích to lớn và giá trị lâu dài, giá trị nhân văn của việc trồng cây trồng rừng.

Việc trồng cây gắn với trách nhiệm chăm sóc của các cơ quan, đơn vị để cây phát triển, sinh trưởng tốt. Với Chương trình "Sống khỏe, góp xanh cùng Panasonic Việt Nam" đang quan tâm hỗ trợ trồng rừng tại Khu BTTN Phong Điền là hoạt động hết sức ý nghĩa góp phần phát triển tài nguyên rừng, bảo tồn các giá trị cảnh quan thiên nhiên ở địa phương, hướng đến một tương lai trong lành, khỏe mạnh cho các thế hệ mai sau.

Chương trình "Sống khỏe, góp xanh cùng Panasonic Việt Nam" chính thức được khởi động từ ngày 1/11/2022 đến 31/3/2023 ở 13 tỉnh thành trong cả nước, như Cao Bằng, Điện Biên, Thanh Hóa, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Đồng Nai... Bình quân mỗi địa phương được hỗ trợ trồng từ 5-6ha.

Chương trình góp phần bảo tồn đa dạng sinh học tại Khu BTTN Phong Điền

Theo ông Nguyễn Việt Dũng, Giám đốc Trung tâm truyền thông TN&MT, chương trình hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ, hiện thực hóa sứ mệnh đóng góp cho sự phát triển bền vững của Việt Nam và cam kết "Green Impact" của Tập đoàn Panasonic với mục tiêu giảm phát thải CO2 vào năm 2050 ở mức hơn 300 triệu tấn, tương đương khoảng 1% tổng lượng phát thải toàn cầu hiện tại.

Điểm nhấn của Chương trình là sự kết hợp của Panasonic với các đơn vị, tổ chức trồng rừng uy tín tại Việt Nam. Cụ thể, Bộ TN&MT đóng vai trò cố vấn. Hoạt động trồng rừng cũng có sự giám sát độc lập của các đơn vị chức năng chuyên môn. Sự tham gia giám sát chặt chẽ của bên thứ ba nhằm kiểm tra sức khỏe cây định kỳ, báo cáo các thông số sinh trưởng của cây, thu thập tư liệu hình ảnh của cây tại thực địa và chia sẻ công khai đến cộng đồng.

"Chương trình trồng cây "Sống khỏe góp xanh" của Panasonic Việt Nam có ý nghĩa về bảo tồn đa dạng sinh học và có tính giáo dục đối với cộng đồng lẫn giới trẻ về ý thức bảo vệ môi trường" - ông Nguyễn Việt Dũng nói.

Bài, ảnh: SONG MINH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thương mại điện tử và những tác động tới môi trường

Thương mại điện tử toàn cầu đã tăng trưởng đều đặn trong thập kỷ qua. Việc số hóa cuộc sống hiện đại cùng sự ra đời của các công nghệ mới đã hoàn toàn thay đổi hành vi mua sắm của người dân. Trong thập kỷ qua - đặc biệt là trong giai đoạn đại dịch COVID-19, số lượng người mua hàng trực tuyến đã tăng với tốc độ chưa từng có, biến thương mại điện tử thành một ngành công nghiệp trị giá hàng tỷ USD.

Thương mại điện tử và những tác động tới môi trường
Tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, thân thiện

Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thông qua các hoạt động đồng hành hỗ trợ nhà đầu tư đã và đang tạo được hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động xúc tiến đầu tư cũng như thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, thân thiện
Mưa rét kéo dài làm cá nuôi lồng bị chết

Thông tin từ Chi cục Thủy sản tỉnh ngày 20/12, do thời tiết mưa lạnh, diễn biến phức tạp, vừa qua, vùng nuôi cá lồng trên đầm phá tại thôn Thai Dương Hạ Nam, xã Hải Dương (TP. Huế) có 22 lồng cá bị chết với số lượng hơn 14 ngàn con cá ong căn, hồng, mú, nâu, dìa, vẫu, hanh…

Mưa rét kéo dài làm cá nuôi lồng bị chết
Giữ gìn môi trường sạch đẹp

Huế đã có thương hiệu thành phố xanh, môi trường sống sạch, đẹp là điều không chỉ người dân sở tại mà du khách, những người xa quê trở về đã nhận định, thán phục. Kết quả đó, ngoài thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả "Ngày Chủ nhật xanh", còn đến từ ý thức giữ gìn thành phố xanh, sạch, đẹp của người dân.

Giữ gìn môi trường sạch đẹp
Làm giàu với mô hình hệ sinh thái tuần hoàn

Với niềm đam mê chăn nuôi, trồng trọt, chị Nguyễn Thị Kim Oanh, sinh năm 1995 ở phường Thủy Phương, TX. Hương Thủy bắt đầu khởi nghiệp từ mô hình “hệ sinh thái” tuần hoàn với nhiều sản phẩm đa dạng, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Làm giàu với mô hình hệ sinh thái tuần hoàn

TIN MỚI

Return to top