ClockThứ Năm, 02/02/2023 18:29

Bảo vệ và phát triển vùng đất ngập nước

TTH.VN - Khu vực đất ngập nước ở Thừa Thiên Huế có mức độ đa dạng sinh học cao, chứa đựng nhiều chức năng, giá trị quan trọng trong nền kinh tế và đời sống. Bảo tồn, phát triển các vùng đất ngập nước đã trở thành nhiệm vụ quan trọng của các cấp, ngành, địa phương.

Ra mắt ấn phẩm về hệ đầm phá Tam Giang – Cầu HaiĐể phá Tam Giang bình yên, tôm cá dồi dào trở lạiCơ hội mới đầy triển vọng

Tái tạo nguồn lợi thủy sản trên đầm phá Tam Giang-Cầu Hai

Bảo vệ vùng đất ngập nước

Các vùng đất ngập nước trên địa bàn tỉnh chủ yếu là hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai có diện tích khoảng 22.000ha, kéo dài 68km dọc bờ biển Thừa Thiên Huế. Tam Giang - Cầu Hai  là nơi đây tiếp nhận nguồn nước ngọt gần như tất cả các con sông lớn của tỉnh và giao thoa với nước biển nên nước đầm tương đối ngọt rồi chuyển sang nước lợ vào mùa khô.

Theo các nhà nghiên cứu, hệ đầm phá này là một trong những đại diện hiếm hoi của hệ sinh thái ven biển nhiệt đới với môi trường phức tạp và đa dạng; chứa trong mình vùng đồng bằng châu thổ, vùng nước nông mở, vùng nước với đệm cỏ, các cửa sông và những nhánh sông bao quanh bởi những đụn cát chắn. Chính vì thế, Tam Giang- Cầu Hai có tính đa dạng sinh học rất cao, xứng đáng là một bảo tàng nước, bảo tàng sinh học.

Kết quả điều tra gần đây thống kê được tổng số loài tại khu vực này là 1.296 loài; trong đó có 41 loài quý hiếm, gồm 295 loài thực vật phù du, 50 loài thực vật bậc cao, 73 loài rong và thực vật thủy sinh (bao gồm 7 loài cỏ biển), 119 loài động vật phù du, 215 loài động vật đáy, 361 loài cá và 137 loài chim.

Tại đầm phá, có các loài sinh vật có tầm quan trọng quốc gia và quốc tế trong Danh lục đỏ của Việt Nam và Sách đỏ quốc tế của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN)...

Cửa sông Bù Lu (Phú Lộc) bắt đầu hình thành các điểm du lịch sinh thái 

Lãnh đạo đốc Sở Tài nguyên và Môi trường khẳng định, vùng đất ngập nước có vai trò rất lớn đối với con người và thiên nhiên bởi nó có thể lọc các chất độc hại; lưu trữ carbon giúp chống lại các tác động của biến đổi khí hậu; giúp giảm thiểu các tác động tiêu cực trong điều kiện thời tiết cực đoan.

Ngoài ra, vùng đất ngập nước còn có chức năng lưu trữ nước mưa, nước chảy tràn khi mưa bão giúp giảm lũ lụt và hỗ trợ cấp nước khi hạn hán; bảo đảm nguồn cung cấp thức ăn và tạo nên các nguồn sinh kế cho người dân.

Riêng các địa bàn như  huyện Phong Điền, Phú Vang, Quảng Điền, Phú Lộc... còn được hệ đầm phá Tam Giang-Cầu Hai chống sạt lở, chống xâm nhập mặm. Đây chính là tấm chắn bảo vệ vùng ven biển và góp phần vào sự đa dạng sinh học của mỗi địa phương này.

Phát triển kinh tế- xã hội

Để bảo vệ và phát huy vùng đất ngập nước- hệ thống đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, gần đây, ngày 19/5/2017, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số116/KH-UBND về xây dựng dự án thành lập và vận hành khu bảo tồn đất ngập nước Tam Giang- Cầu Hai; qua triển khai đã nhận được dự đồng thuận và nhận thức rất cao từ chính quyền địa phương, cộng đồng người dân 5 huyện, thị xã ven đầm phá trong công tác bảo tồn, phát triển bền vững hệ đầm phá này.

Mới đây, ngày 20/2/2020, UBND tỉnh có Quyết định số 495/QĐ-UBND phê duyệt Khu bảo tồn thiên nhiên Đất ngập nước Tam Giang- Cầu Hai; tạo hành lang, cơ sở pháp lý hết sức vững chắc để các tổ chức, cá nhân tham gia, nâng cao chuỗi giá trị vốn có mà đầm phá Tam Giang- Cầu Hai đã mang lại. Đây là hướng đi đúng, phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH của tỉnh nhà và các quy hoạch chuyên ngành của địa phương; đảm bảo tính khả thi, thực tế; phù hợp với định hướng xây dựng "đô thị sinh thái, cảnh quan, di sản, văn hóa, thân thiện với môi trường và thông minh".

Đầm phá Tam Giang-Cầu Hai đã hình thành các tour du lịch trải nghiệm

Cụ thể, các cơ quan chức năng và địa phương đã, đang tập trung giám sát diễn biến đa dạng sinh học trong mối liên quan với tác động do biến đổi khí hậu gây nên; nghiên cứu đưa ra các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu của các hệ sinh thái, nhất là đối với hệ sinh thái ven biển, sinh thái nông nghiệp và hệ sinh thái đô thị.

Đồng thời, tiếp tục tổ chức thống kê, kiểm kê, phân loại các vùng đất ngập nước thuộc địa bàn quản lý theo pháp luật về đất đai, tài nguyên, môi trường, phục hồi các hệ sinh thái rừng ngập mặn, vùng cửa sông, ven biển, để tái lập sự đa dạng sinh học...

Ngoài ra, các cấp ngành địa phương còn phối hợp các tổ chức trong, ngoài nước hàng năm trồng, bảo vệ diện tích rừng ngập mặn, tái tạo nguồn lợi thủy sản quý hiếm bị đe dọa ở các khu trằm chim vùng cửa sông Ô Lâu (Phong Điền); Rừng nguyên sinh ngập mặn Rú Chá (TP. Huế); Vùng Rừng dừa nước Quảng Lợi (Quảng Điền); Hệ thống các Khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản thuộc hệ đầm phá Tam Giang-Cầu Hai... Qua đó, UBND tỉnh cũng yêu cầu các địa phương, đơn vị chức năng có kế hoạch khai thác, phát huy giá trị của các vùng đất này thông qua các hoạt động du lịch, nuôi trồng thủy sản…

Cư dân địa phương khai thác nguồn lợi trên đầm phá Tam Giang-Cầu Hai có trách nhiệm

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường, để đạt được mục tiêu du lịch sinh thái ở các vùng đất ngập nước kết hợp với nuôi trồng thủy sản, chính quyền địa phương các cấp cần nghiêm cấm tuyệt đối việc khai thác mang tính chất hủy diệt. Ngoài ra, cũng cần có các cơ chế chính sách, hỗ trợ vốn cho cộng đồng để trồng mới, giao quyền quản lý và sử dụng cho cộng đồng khai thác lâu dài, nhằm bảo đảm cuộc sống cho các hộ dân sinh sống.

Ngày đất ngập nước Thế giới năm 2023 được Ban thư ký Công ước Ramsar lấy chủ đề "Hãy phục hồi đất ngập nước ngay từ hôm nay-Hơn 35% diện tích đất ngập nước tự nhiên đã bị mất trong 50 năm qua. Lựa chọn, tiếng nói và hành động của bạn thúc đẩy xu hướng phục hồi đất ngập nước".

Ngày đất ngập nước Thế giới được tổ chức hàng năm vào ngày 2/2 nhằm mục đích nâng cao nhận thức của cộng đồng về tác động của các vùng đất ngập nước đối với nhân loại, từ đó thúc đẩy các hành động bảo tồn, sử dụng hợp lý, phục hồi chúng.

Bài, ảnh: SONG MINH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 9/1, Công an TP. Huế tổ chức hội nghị triển khai công tác Công an năm 2025. Tham dự hội nghị có các ông: Lê Trường Lưu, UVTW Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng Đoàn ĐBQH TP. Huế; Phạm Đức Tiến, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; Nguyễn Thanh Bình, UVTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Huế.

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội
Quan tâm gỡ khó cho doanh nghiệp

Chiều 9/1, Ban quản lý (BQL) các khu kinh tế, công nghiệp thành phố Huế tổ chức tổng kết năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Phó Chủ tịch UBND thành phố Phan Quý Phương dự, chỉ đạo hội nghị.

Quan tâm gỡ khó cho doanh nghiệp

TIN MỚI

Return to top