ClockThứ Tư, 04/01/2023 19:11

Ra mắt ấn phẩm về hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai

TTH.VN - “Đầm phá Tam Giang – Cầu Hai: Tiếp nhận từ văn hóa dân gian, tri thức bản địa hướng đến du lịch sinh thái cộng đồng” (TS. Lê Vũ Trường Giang chủ biên, NXB Thuận Hóa) vừa được ra mắt chiều 4/1 tại TP. Huế.

Để phá Tam Giang bình yên, tôm cá dồi dào trở lạiThả 368 ngàn con cua, tôm giống trên đầm phá Tam Giang-Cầu HaiPhát triển vùng đầm phá: Khơi tiềm năng, tăng nguồn lực - Kỳ 3: Xây dựng một vùng đặc thù kinh tếPhát triển vùng đầm phá: Khơi tiềm năng, tăng nguồn lực - Kỳ 1: Đời phá, phận người

Ấn phẩm “Phát huy giá trị văn hóa và du lịch bền vững tại vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai” 

Ấn phẩm vừa ra đời nằm trong dự án “Phát huy giá trị văn hóa và du lịch bền vững tại vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai” được thực hiện bởi Trung tâm Nghiên cứu phát triển và Đồng kiến tạo Tri thức (CKC – thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật tỉnh) dưới sự tài trợ của ông Philip Thomas (quốc tịch Úc).

Ấn phẩm “Đầm phá Tam Giang – Cầu Hai: Tiếp nhận từ văn hóa dân gian, tri thức bản địa hướng đến du lịch sinh thái cộng đồng” được nghiên cứu, viết bằng song ngữ. Đó là kết quả tổng hợp, ghi chép về những giá trị văn hóa, di sản và câu chuyện dân gian của vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai được TS. Lê Vũ Trường Giang nghiên cứu, chắp bút chỉnh sửa, phát triển và hoàn thiện cùng đội ngũ CKC trong hơn một năm miệt mài làm việc.

Cùng với ấn phẩm này, dự án còn cho ra mắt tờ gấp giới thiệu về vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai. Tờ gấp này cung cấp các thông tin về văn hóa và các hoạt động trải nghiệm nổi bật cùng vùng đầm phá. Bên cạnh đó, còn có những thước phim tuyệt đẹp giới thiệu về đời sống của người dân cùng cảnh sắc hùng vĩ, bình yên của vùng đầm phá trù phú.

TS. Lê Vũ Trường Giang giới thiệu về quá trình nghiên cứu và cho ra đời ấn phẩm

Đại diện CKC cho biết, dự án “Phát huy giá trị văn hóa và du lịch bền vững tại vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai” được thực hiện từ năm 2020 đến cuối năm 2022 tại 5 cộng đồng thuộc vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai gồm xã Điền Hải (huyện Phong Điền), xã Quảng Lợi (huyện Quảng Điền), xã Hương Phong (TP. Huế), xã Phú An (huyện Phú Vang) và xã Lộc Bình (huyện Phú Lộc).

Dự án hướng tới thúc đẩy du lịch bền vững bằng việc nâng cao năng lực cho phụ nữ địa phương, góp phần gìn giữ, quảng bá giá trị văn hóa thông qua nghiên cứu, ghi chép và sử dụng văn hóa địa phương.

Ngoài những ấn phẩm nói trên, dự án còn tổ chức nhiều chương trình tập huấn cho các nghiên cứu viên tham gia dự án để khám phá những giá trị văn hóa truyền thống. Dự án cũng đã tổng hợp hàng chục bản thảo là các câu chuyện, điển tích văn hóa đặc sắc để tập trung nghiên cứu sâu hơn…

Tin, ảnh: N .MINH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Nhìn vô trong Huế...”

Thuở ấu thơ, trẻ con làng tôi đứa mô cũng có một niềm ao ước đó là được đi Huế chơi ít nhất là một lần. Đình làng Đại Lộc quê tôi có một lùm mù u rậm rạp và là chốn để chúng tôi leo trèo và hát những câu nghêu ngao vào những buổi chiều hè: “Trèo lên cây mù u nhìn vô trong Huế...”. Rồi những đêm không trăng, trời đầy sao, lũ trẻ con làng chúng tôi nhìn về phía xa xôi, nơi có một quầng sáng phía chân trời và nói với nhau rằng, đó là Huế. Hồi đó, làng tôi có một chuyến đò đi Huế hàng ngày xuất phát ở bến đò Đồng Dạ, nơi con sông Ô Lâu bắt đầu chảy qua làng tôi. Nhưng phải có công chuyện chi quan trọng thì nông dân làng tôi mới đi Huế, còn trẻ con như chúng tôi thì rất khó để được đi.

“Nhìn vô trong Huế  ”

TIN MỚI

Return to top