ClockThứ Bảy, 19/12/2020 06:30

Bảo vệ gia súc, gia cầm mùa rét

TTH - Sửa chữa, gia cố chuồng trại, tránh mưa dột, gió lùa, dự trữ thức ăn… là những biện pháp được nông dân tích cực triển khai ứng phó, bảo vệ an toàn cho gia súc, gia cầm (GSGC) trong mùa rét.

Bảo vệ gia súc mùa mưa rét

Trâu thả rông nguy cơ mất an toàn 

Gia cố chuồng trại, dự trữ thức ăn

Hộ ông Trần Thanh Trung ở xã Phú Thanh (Phú Vang) nuôi 6 con trâu, là tài sản lớn của gia đình. Rút kinh nghiệm trâu bị chết rét cách đây gần chục năm, từ đó đến nay, cứ đến mùa mưa bão, ông Trung lại tất bật triển khai các biện pháp phòng, chống rét cho đàn gia súc.

Sau các đợt bão, lũ mới đây, ông Trung chi phí hơn 1 triệu đồng mua vật liệu sửa chữa, gia cố lại chuồng trại, đảm bảo kín gió, tránh mưa dột. Chuồng trại luôn được vệ sinh sạch sẽ, nền phủ rơm khô, hạn chế rét cho trâu. Cứ một tuần thay rơm một lần, tránh rơm ẩm ướt, không đảm bảo đủ ấm.

Khi vụ lúa hè thu được thu hoạch, ông Trung thu gom rơm trên đồng phơi khô, chất thành “đụn” lớn đủ cung cấp thức ăn cho 6 con trâu trong suốt mùa mưa, rét. Định kỳ một tuần/lần, ông bổ sung thức ăn dinh dưỡng nhằm tăng sức đề kháng cho vật nuôi như cám, rau, cỏ tươi, đường… Theo ông Trung, nhờ các biện pháp này, hơn 10 năm qua đã bảo vệ an toàn cho đàn gia súc trong mùa mưa rét.

Ông Trần Thiện Chương ở vùng rú cát Quảng Vinh (Quảng Điền) chia sẻ, từ nhiều năm nay chưa để xảy ra gia cầm chết do mưa lạnh. Các biện pháp quen thuộc được ông Chương và các hộ nuôi trên vùng rú cát là che chắn chuồng trại đảm bảo kín gió, không để mưa dột, bổ sung các loại thức ăn dinh dưỡng, tăng đề kháng như nước ép tỏi, trứng gà trộn thức ăn.

Chủ tịch UBND xã Quảng Vinh, ông Lương Nguyễn Thành Tâm thông tin, hầu hết người dân địa phương, nhất là các chủ trang trại vùng rú cát luôn ý thức cao trong phòng, chống, bảo vệ đàn GSGC trong mùa mưa rét. Chính quyền địa phương vẫn luôn quan tâm, thường xuyên theo dõi, nhắc nhở người dân không nên chủ quan, lơ là trong việc bảo vệ vật nuôi trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

Không chủ quan

TS. Nguyễn Văn Hưng, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi-Thú y (CNTY) tỉnh thông tin, với đàn gia súc, là tài sản, phương tiện sản xuất của người dân nên bà con có cách chăm sóc đặc biệt, như bổ sung các loại thức ăn giàu dinh dưỡng, vitamin, tăng đề kháng...

Tuy nhiên, qua kiểm tra tại một số địa phương vẫn còn tình trạng gia súc thả rông. Để tránh sự chủ quan của người dân, ông Hưng yêu cầu, các địa phương thường xuyên cập nhật tình hình diễn biến thời tiết, thông tin kịp thời trên các phương tiện thông tin để người chăn nuôi biết; nhắc nhở bà con không chủ quan và bị động trong việc phòng chống đói rét cho GSGC.

Cán bộ khuyến nông, thú y huyện, thị xã phối hợp với UBND các xã, phường, thị trấn trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn người dân gia cố chuồng trại chống rét, nhất là các hộ bị thiệt hại trong bão, lũ thời gian qua; tổ chức vệ sinh, tiêu độc, khử trùng các khu vực có nguy cơ tái phát dịch bệnh. Đồng thời, phổ biến kinh nghiệm phòng chống đói, rét, dịch bệnh cho GSGC, xây dựng phương án ứng phó kịp thời khi rét đậm, rét hại và dịch bệnh xảy ra.

Các địa phương cần chủ động bố trí ngân sách phục vụ công tác phòng, chống đói, rét, dịch bệnh cho vật nuôi. Trong đó, quan tâm đàn vật nuôi được hỗ trợ khắc phục sau bão, lũ; hỗ trợ vật tư, kinh phí cho các hộ nghèo, gia đình chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số phục vụ gia cố, che chắn chuồng trại và mua thức ăn bổ sung cho đàn GSGC.

Chi cục CNTY tỉnh có trách nhiệm tổ chức triển khai công tác kiểm tra, giám sát tình hình dịch bệnh, phát hiện kịp thời và hướng dẫn xử lý, không để lây lan diện rộng. Đặc biệt chú ý đối với các bệnh lở mồm long móng gia súc, viêm da nổi cục trâu, bò, cúm gia cầm, tai xanh và dịch tả lợn châu Phi... Chi cục CNTY tăng cường chỉ đạo và đốc thúc việc tiêm phòng bổ sung các loại vaccine cho GSGC đạt tỷ lệ cao. Đồng thời, dự phòng đủ các loại hoá chất tiêu độc khử trùng, vaccine... để chủ động phòng, chống dịch xảy ra.

Bài, ảnh: Hoàng Thế

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phục hồi đường bờ biển, bảo vệ khu dân cư

Các dự án (DA) đê ngầm giảm sóng và kè chống sạt lở trong bờ đang từng bước giúp phục hồi đường bờ biển và hình thành bãi biển ổn định, nhằm bảo vệ an toàn cho người dân tại các khu dân cư tập trung và phát triển du lịch địa phương.

Phục hồi đường bờ biển, bảo vệ khu dân cư
Nâng cao nhận thức cho giới trẻ trong bảo vệ chủ quyền lãnh thổ

Ngày 13/12, Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Chân Mây phối hợp với Trường THPT Thừa Lưu (xã Lộc Tiến, huyện Phú Lộc) tổ chức hội thi “Rung Chuông vàng” tìm hiểu về lịch sử 80 năm của Quân đội Nhân dân (QĐND) Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024); 35 năm Ngày Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) và 60 năm ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Thừa Thiên Huế.

Nâng cao nhận thức cho giới trẻ trong bảo vệ chủ quyền lãnh thổ
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới

Ban Chỉ đạo 35 tỉnh đã phát động Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ II - năm 2025. Đây là giải pháp để tiếp tục nâng cao khả năng tuyên truyền, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiệu quả.

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới
Thay đổi thói quen để bảo vệ môi trường

Những thay đổi nhỏ từ lối sống hằng ngày như đi chợ bằng giỏ, đựng thực phẩm trong hộp, dùng túi đựng, ống hút, ly uống nước... bằng giấy, hội viên phụ nữ TP. Huế đang góp phần giảm rác thải nhựa, túi ni lông ra môi trường. Đồng thời, lan tỏa phong trào sống xanh, góp phần chung tay vì một Huế - đô thị giảm nhựa.

Thay đổi thói quen để bảo vệ môi trường
Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Ngày 26/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) phối hợp với Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an tổ chức hội nghị tập huấn bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.

Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

TIN MỚI

Return to top