ClockThứ Sáu, 14/03/2025 06:28

Nhiều cách hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế

TTH - Nhằm giúp hội viên phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống và vươn lên làm giàu, các cấp hội nông dân (HND) ở huyện Phú Lộc đã triển khai nhiều hoạt động, chương trình, chính sách hỗ trợ hiệu quả.

Nâng cao giá trị từ sản xuất hữu cơNông nghiệp xanh - hướng phát triển bền vữngXây dựng nông thôn mới: Nâng cao chất lượng sống cho người dân

Khảo sát nhu cầu của hội viên nông dân ở Phú Lộc 

Nâng cao thu nhập

Sau khi được HND xã đề xuất với chính quyền địa phương, hộ ông Lê Lợi, hội viên nông dân ở thôn 11, xã Hương Xuân (Phú Lộc) được UBND xã tạo điều kiện đầu tư mô hình trồng dưa lưới vàng. Đây là mô hình sản xuất cho hiệu quả kinh tế cao, nhanh thu hồi vốn, sản phẩm ít bị dịch bệnh, giảm công chăm sóc, phù hợp với điều kiện canh tác ở địa phương và có thể nhân rộng trên địa bàn. Theo ông Lê Lợi, đầu ra cho sản phẩm này khá thuận lợi do nhu cầu của thị trường lớn, mang lại nguồn thu nhập ổn định, khoảng 320 triệu đồng/năm, đồng thời, góp phần giải quyết việc làm cho 5-7 lao động.

Ông Lợi còn được địa phương hỗ trợ chuyển đổi một số diện tích đất sang trồng cam, ổi, đậu phụng và khoai tía cho thu nhập hơn 100 triệu đồng/năm. Năm 2023, thực hiện theo đề án trồng quế của xã, ông đăng ký và đến nay đã hình thành thêm 0,5ha cây dược liệu để tăng thêm thu nhập cho gia đình.

Hộ ông Hồ Xuân Hàn, hội viên nông dân ở xã Hương Sơn (Phú Lộc) cũng là trường hợp tương tự. Sau khi được các cấp HND địa phương hỗ trợ, chính quyền địa phương tạo điều kiện, ông đã đầu tư thành công mô hình trồng dứa đem lại nguồn lãi ròng hơn 65 triệu đồng/năm. Bên cạnh đó, ông còn được hỗ trợ chuyển đổi diện tích đất còn lại để trồng cây ăn quả và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Đến nay, tổng nguồn thu của gia đình ông mỗi năm đạt tới 280 - 300 triệu đồng, trừ chi phí lợi nhuận còn khoảng 120 - 125 triệu đồng.

Ông Nguyễn Thái Hà, Phó Chủ tịch HND huyện Phú Lộc cho biết, các hoạt động tạo điều kiện về đất sản xuất, tư vấn, dạy nghề, quảng bá thương hiệu, tìm đầu ra cho nông sản của bà con luôn được các ban, ngành, chính quyền địa phương phối hợp với HND huyện thực hiện hiệu quả. Trong đó, đã phối hợp tổ chức 20 lớp đào tạo nghề cho 475 hội viên nông dân; 65 lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho 2.217 lượt hội viên; hỗ trợ cung ứng vật tư đầu vào hơn 109 tấn phân bón, 2.187 tấn giống cây trồng và 1.169 con giống, tổng trị giá hàng trăm triệu đồng. Từ năm 2020 đến nay, các cấp hội trên địa bàn tập trung củng cố và thành lập mới 26 mô hình tổ hợp tác, chi, tổ HND nghề nghiệp..., góp phần hỗ trợ hội viên nông dân thoát nghèo và vươn lên làm giàu.

Phát huy tốt vai trò nòng cốt

Phú Lộc là địa phương hội đủ các điều kiện tự nhiên, ngoài những cánh đồng sản xuất nông sản, còn có rừng và biển, các sản phẩm nông - lâm - thủy sản được sản xuất ở địa phương cũng rất phong phú, đa dạng. Phát huy lợi thế, các cấp HND ở địa phương đã hỗ trợ hội viên xây dựng và nhân rộng mô hình liên kết sản xuất gắn với đầu ra sản phẩm, hình thành vùng sản xuất chuyên canh; nông dân được hỗ trợ vốn vay, có đơn vị đảm nhận về nguồn giống, vật tư, cập nhật phổ biến kỹ thuật mới để giảm chi phí, giá thành, tăng năng suất, chất lượng, đưa các loại nông sản trở thành hàng hóa chất lượng cao, có giá trị kinh tế.

HND các cấp ở địa phương cũng quan tâm hỗ trợ xây dựng các mô hình sản xuất mới nhằm giúp hội viên chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có năng suất, hiệu quả kinh tế cao hơn. Tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi để phát triển kinh doanh dịch vụ, tạo việc làm thường xuyên cho hội viên nông dân. Qua đó, đã phát huy tốt vai trò nòng cốt, là chỗ dựa tinh thần cho hội viên, là cầu nối trong phát triển lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn.

Theo ông Nguyễn Thái Hà, các cấp HND ở địa phương tiếp tục chủ động tham mưu cho cấp ủy và chính quyền ban hành các chủ trương, chính sách phù hợp nhằm hỗ trợ cho nông dân, đào tạo nghề cho những hộ sản xuất, kinh doanh, đáp ứng yêu cầu nền kinh tế thị trường và hội nhập. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho các cấp hội, hội viên tham gia thực hiện các chương trình, dự án, đề án phát triển kinh tế - xã hội.

Bài, ảnh: Bá Trí
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tiếp thu tối đa các ý kiến góp ý liên quan đến xây dựng và phát triển trung tâm tài chính quốc tế

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đề nghị Bộ Tài chính, các bộ, ngành hữu quan tiếp thu tối đa các ý kiến góp ý, khuyến nghị của các đại biểu tham dự hội nghị để bổ sung hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Quốc hội cũng như tiếp thu trong quá trình xây dựng hệ thống các nghị định của Chính phủ liên quan đến xây dựng và phát triển các trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.

Tiếp thu tối đa các ý kiến góp ý liên quan đến xây dựng và phát triển trung tâm tài chính quốc tế
Bảo tồn và phát triển nghệ thuật cung đình

Đào tạo tại chỗ, phục dựng bài bản, mở lớp kế thừa - Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế đang từng bước nuôi dưỡng lực lượng trẻ tiếp nối tinh hoa nghệ thuật cung đình qua từng nhịp trống, từng làn điệu cổ.

Bảo tồn và phát triển nghệ thuật cung đình
Để doanh nghiệp là “trụ đỡ” của nền kinh tế

“Doanh nghiệp (DN) có mức đóng góp rất lớn vào nền kinh tế. Vì thế trong định hướng phát triển, thành phố Huế luôn bám sát định hướng tạo dựng môi trường, thúc đẩy DN phát triển” - đó là chia sẻ của ông Phan Quốc Sơn, Phó Giám đốc Sở Tài chính thành phố với Huế ngày nay Cuối tuần.

Để doanh nghiệp là “trụ đỡ” của nền kinh tế
Thúc đẩy phát triển văn hóa Huế và Tủ sách Huế

Chiều 25/4, Viện Nghiên cứu Phát triển thành phố phối hợp Viện Chuyển đổi số và Học liệu Đại học Huế tổ chức hội nghị thúc đẩy phát triển văn hóa Huế và Tủ sách Huế tại các thư viện trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố.

Thúc đẩy phát triển văn hóa Huế và Tủ sách Huế

TIN MỚI

Return to top