ClockThứ Tư, 27/01/2016 14:20

Ngành ngân hàng hỗ trợ bà con nông dân thiệt hại trong đợt rét

Hiện nay, do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh bất thường tại một số tỉnh miền núi phía Bắc, khiến trâu, bò của một số hộ dân có vay tiền của ngân hàng bị chết.

Người dân thôn Can Hồ B, xã Bản Khoang, huyện Sa Pa căng bạt che chắn chuồng trại, chủ động phòng, chống rét cho gia súc. (Ảnh: Thế Duyệt/TTXVN)

Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo Ngân hàng Chính sách Xã hội và các ngân hàng thương mại, phối hợp với chính quyền địa phương xác định thiệt hại để có chính sách khoanh nợ, cơ cấu lại nợ, giãn nợ, miễn giảm lãi, xóa nợ phù hợp với quy định của pháp luật và thẩm quyền của ngân hàng để giúp bà con trong lúc khó khăn do rủi ro thiên tai.

Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước vận động các ngân hàng thương mại có biện pháp tăng cường an sinh xã hội hỗ trợ cho những gia đình có hoàn cảnh khó khăn và có trâu bò bị chết trong đợt rét bất thường này.

Theo thông tin tổng hợp chưa chính thức từ các tỉnh miền núi phía Bắc, trong đợt giá rét này, đã có gần 1.400 con gia súc chủ yếu là trâu, bò đã bị chết.

Hiện tỉnh Sơn La là tỉnh được cho là bị thiệt hại nặng nề nhất đến thời điểm này đã có 367 con gia súc bị chết rét, trong đó tập trung chủ yếu tại các huyện Phù Yên, Sốp Cộp, Bắc Yên, Mai Sơn.

Tiếp đến là tỉnh Lào Cai, tổng thiệt hại do mưa tuyết gây ra tại Lào Cai đến thời điểm 16 giờ ngày 26/1 là hơn 32 tỷ đồng. Hiện trên địa bàn đã có 354 con trâu bò bị chết rét; trong đó nhiều nhất là huyện Sa Pa với 131 con, tiếp đến là huyện Văn Bàn với 86 con. Rau màu, hoa, cây dược liệu các loại bị ảnh hưởng do tuyết che phủ là 4.473ha.

Tỉnh Cao bằng cũng đã có 342 con gia súc bị chết vì rét, trong đó, có 239 con trâu và hơn 100 con bò. Số gia súc chết nhiều tập trung tại vùng núi cao của các huyện có nhiệt độ xuống thấp như Hạ Lang, Nguyên Bình, Trùng Khánh, Thạch An.

Hậu quả của đợt rét này đã làm 286 con trâu bò và 2 con dê trên địa bàn tỉnh Điện Biên bị chết. Thiệt hại nặng nhất là huyện Tủa Chùa, chết 96 con, Điện Biên Đông chết 94 con, Mường Ảng chết 44 con và Tuần Giáo chết 40 con.

Các địa phương khác như Lạng Sơn, Hà Giang, Yên Bái… cũng bị băng giá bao trùm nhưng hiện chưa kịp thống kê thiệt hại. Hiện chính quyền các địa phương nơi xảy ra thiệt hại vẫn đang triển khai công tác hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai. 

Theo Vietnam+
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nông dân Phong Điền hiến gần 27.000 m² đất

Ngày 24/12, Hội Nông dân huyện Phong Điền tổ chức hội nghị tổng kết công tác Hội và phong trào Nông dân năm 2024; tổng kết thực hiện Nghị quyết 29-NQ/HNDTW của Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (Khóa VI) về “Nâng cao chất lượng phong trào Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2024”.

Nông dân Phong Điền hiến gần 27 000 m² đất
“Phải tự vươn lên”

“Tôi luôn dặn lòng mình phải nỗ lực để tự vươn lên, bởi chẳng ai có thể giúp đỡ mình mãi ngoài chính bản thân mình”, đó là điều ông Lê Quý (ngụ ở thôn Mong B, xã Phú Gia, huyện Phú Vang) luôn dặn bản thân khi đối mặt với những biến cố trong đời, để có cuộc sống tốt đẹp.

“Phải tự vươn lên”
“Sống khỏe” bằng nghề

Khi giới thiệu về Nguyễn Văn Minh Phồn cùng cơ sở sản xuất đồ nhựa nội thất của anh, chị Hà Thị Thanh Thủy, Chủ tịch Hội Nông dân xã Phú Mậu (TP. Huế) cho biết, đây là gương sáng trong sản xuất, kinh doanh giỏi, đào tạo nghề, tạo công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho nhiều lao động trên địa bàn.

“Sống khỏe” bằng nghề

TIN MỚI

Return to top