ClockThứ Bảy, 25/12/2021 19:50

Giảm nguồn phát thải để phát triển bền vững

TTH.VN - Phát triển bền vững, tập trung các giải pháp về biến đổi khí hậu và giao thông xanh là nội dung diễn đàn do Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức chiều 25/12.

Đổi mới sáng tạo để phát triển bền vữngPhát triển nguồn nhân lực cho thành phố trực thuộc Trung ương - kỳ 2: Câu chuyện “chảy máu chất xám” và thu hút nhân tàiCơ hội xúc tiến thương mại với Hoa KỳĐể Huế trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo

Tại diễn đàn, các chuyên gia trong lĩnh vực biến đổi khí hậu, giao thông xanh đã chia sẻ những ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu đến phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời kiến nghị các giải pháp, những mô hình và định hướng kinh tế tuần hoàn nhằm giảm phát thải, thu gom xử ký rác, giao thông xanh.

Theo nhận định của các chuyên gia, biến đổi khí hậu đang diễn ra theo hướng cực đoan. Những ngành bị tổn thương lớn nhất là nông nghiệp, thủy sản, du lịch...; đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất là người dân ở khu vực miền núi và ven biển, nhất là người nghèo, phụ nữ và trẻ em. Biến đổi khí hậu làm thu hẹp diện tích đất canh tác, giảm sản lượng và năng suất cây trồng… ảnh hưởng đến an ninh nước, an ninh lương thực…

Thừa Thiên Huế cần phát triển đô thị xanh áp dụng các giải pháp dựa vào tự nhiên, áp dụng các giải pháp xanh trong sản xuất và kinh doanh thông qua các công cụ được số hóa. Chuyển đổi công nghệ và kiểm đếm khí nhà kính và số hóa các thông số trong giao thông, xây dựng, phát triển du lịch xanh không phát thải. Áp dụng công nghệ chuyển đổi hoặc tích trữ cacbon trong các ngành như: chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng thủy sản... là những giải pháp mà chuyên gia biến đổi khí hậu Nguyễn Ngọc Huy đề xuất để Thừa Thiên Huế phát triển kinh tế bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu.

Ngoài ra, đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức nhất là trong lứa tuổi học sinh, sinh viên; xây dựng các chính sách thúc đẩy tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng; huy động các nguồn lực cần thiết đầu tư vào giảm thiểu nguồn gây ra biến đổi khí hậu (giảm khí thải nhà kính) và thích ứng (khả năng chống chịu) với biến đổi khí hậu cũng được các chuyên gia đưa ra.

Hoàng Loan

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Giải pháp xử lý nước thải tại Huế- Giải pháp phát triển bền vững

Xử lý nước thải tại Huế là một trong những nhiệm vụ cấp bách nhằm bảo vệ môi trường và hướng đến sự phát triển bền vững của thành phố. Với sự gia tăng dân số, phát triển đô thị và công nghiệp, các giải pháp xử lý nước thải không chỉ giúp giảm thiểu ô nhiễm mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc gìn giữ hệ sinh thái tự nhiên, đặc biệt là những di sản văn hóa và thiên nhiên quý giá của Huế.

Giải pháp xử lý nước thải tại Huế- Giải pháp phát triển bền vững
Nhiệt độ “cao bất thường” sẽ kéo dài đến vài tháng đầu năm 2025

Các nhà khoa học từ Cơ quan Giám sát biến đổi khí hậu Copernicus của EU (C3S) ngày 9/12 cho biết nhiệt độ “cao bất thường” dự kiến ​​sẽ kéo dài sang ít nhất vài tháng đầu năm 2025, sau khi năm 2024 được báo cáo là năm ấm nhất thế giới kể từ khi có số liệu thống kê.

Nhiệt độ “cao bất thường” sẽ kéo dài đến vài tháng đầu năm 2025
Phát triển kinh tế di sản, kinh tế xanh và kinh tế số

Ngày 6/12, tại Nhà hát Duyệt Thị Đường, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế phối hợp với Viện Nghiên cứu Kiến trúc & Đô thị Hàn Quốc và Công ty TNHH SMC Huế tổ chức Diễn đàn quốc tế lần thứ ba với chủ đề “Một số định hướng phát triển kinh tế di sản, kinh tế xanh và kinh tế số tại tỉnh Thừa Thiên Huế”. Với sự tham gia của các chuyên gia, nhà nghiên cứu, đại diện các tổ chức quốc tế, cùng nhiều đại biểu đến từ các sở ngành, tổ chức trong và ngoài nước.

Phát triển kinh tế di sản, kinh tế xanh và kinh tế số

TIN MỚI

Return to top