ClockThứ Sáu, 26/08/2016 14:55

Mất tiền cho bài học cũ

Các ngân hàng phải có trách nhiệm cùng các cơ quan chức năng làm rõ nguyên nhân mất tiền trên tài khoản ra sao? Cần chấn chỉnh để giữ vững lòng tin nơi khách hàng?

Thông tin mất tiền trong tài khoản liên tục xuất hiện với tình tiết ngày càng phức tạp đã ảnh hưởng đến tâm lý người gửi tiền ở ngân hàng. Nếu trước đây chỉ là những vụ mất tiền qua thẻ ATM với số lượng nhỏ thì nay là mất tiền qua thẻ tín dụng, giao dịch qua mạng, thậm chí là séc với số tiền lớn.

Các ngân hàng phải có trách nhiệm cùng các cơ quan chức năng làm rõ nguyên nhân mất tiền trên tài khoản. Nhưng quan trọng hơn là ngay lúc này phải rà soát, chấn chỉnh để lòng tin nơi khách hàng không bị sứt mẻ thêm.

Nhìn lại, nhiều vụ mất tiền xảy ra sau một thời gian phát triển nóng các dịch vụ ngân hàng, từ ứng dụng công nghệ mới về thanh toán (Internet banking, các loại thẻ…), đến chạy đua mời gọi khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng. Trong cuộc đua này, các ngân hàng mải mê phát triển dịch vụ, tìm kiếm khách hàng mà quên rằng có lúc cần dừng lại để chấn chỉnh chất lượng dịch vụ, đặc biệt là bảo mật để bảo vệ tiền gửi của khách hàng.

Các ngân hàng luôn cho rằng đã đầu tư công nghệ bảo mật tiên tiến… nhờ vậy đến nay hệ thống thanh toán vẫn an toàn. Như vậy là chưa đủ. Kỹ thuật hiện đại đúng là có giúp ngân hàng tránh được các rủi ro khi thực hiện dịch vụ thanh toán, không bị phiền toái khi xảy ra mất tiền trên tài khoản nhưng chính các kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm mới giúp chủ tài khoản không bị rơi vào các bẫy do những kẻ lừa đảo giăng ra. Tiếc rằng ngân hàng lại chưa làm tốt việc trang bị cho chủ tài khoản các kinh nghiệm này.

Rất nhiều người trong chúng ta đã từng được gọi điện thoại mời chào, tư vấn mở tài khoản, làm thẻ… Nhưng những tư vấn đó chỉ là một nửa của vấn đề, chỉ được cho ngân hàng khi có thêm người mở tài khoản, nửa vấn đề còn lại là kinh nghiệm, kỹ năng sử dụng tài khoản, thẻ… cho khách hàng thì lại bỏ ngỏ. Khá nhiều người có tài khoản, có thẻ… nhưng sử dụng thế nào, phải lưu ý gì, cẩn thận ra sao… thì lại mù tịt, hoặc phải tự mày mò, tìm hiểu khi sử dụng.

Bất kỳ hình thức giao dịch nào, qua mạng hay bằng giấy tờ cũng có điểm yếu và ngân hàng biết rõ cách khắc phục. Tiếc rằng những kinh nghiệm này ít được ngân hàng trang bị cho khách hàng, mà chỉ khi có chuyện, ngân hàng mới dồn dập đưa ra khuyến cáo.

Với công nghệ thanh toán hiện nay, chủ yếu là qua mạng, chỉ cần kẻ gian - vốn ngày càng tinh vi - giả làm chủ thẻ đã có thể xài tiền trên tài khoản như chính chủ thẻ. Một hệ thống thanh toán không thể được xem là an toàn khi vẫn có những tài khoản “bốc hơi” ngoài ý muốn của chủ tài khoản.

Vì vậy, trang bị kinh nghiệm, kỹ năng cho khách hàng cũng chính là giúp ngân hàng tránh được các phiền toái khi tài khoản khách hàng “bốc hơi”, thể hiện trách nhiệm cao hơn của ngân hàng với khách hàng. Ngân hàng phải xem an toàn của hệ thống thanh toán bao gồm cả an toàn tài khoản của khách hàng, vì tiền của khách hàng cũng là tài sản của ngân hàng.

Cần nhắc lại, vài năm trước các ngân hàng chạy đua phát hành thẻ ATM, đã rộ lên những vụ mất tiền đáng ngờ. Chỉ khi hàng loạt bài học về giữ gìn thẻ, mật khẩu được rút ra, có ngân hàng còn tung ra cẩm nang sử dụng thẻ ATM hữu ích cho chủ thẻ, từ đó số vụ mất tiền đã giảm nhiều. Không thể chấp nhận bài học cũ nhưng vẫn phải học lại với chi phí quá đắt, mà người trả học phí lúc này vẫn là khách hàng.

Theo Tuổi trẻ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngân hàng “chạy đua” tăng lãi suất

Cuối năm âm lịch, nhu cầu vốn của người dân, doanh nghiệp tăng cao. Vì thế, để đáp ứng nguồn vốn cho thị trường, nhiều ngân hàng đã điều chỉnh tăng lãi suất huy động.

Ngân hàng “chạy đua” tăng lãi suất
Ngân hàng và doanh nghiệp cần có tiếng nói chung

Các tổ chức tín dụng trên địa bàn đã triển khai nhiều chương trình tín dụng hướng vào các lĩnh vực ưu tiên, các động lực tăng trưởng và các lĩnh vực có thế mạnh của tỉnh. Đó là khẳng định của ông Phạm Bá Nam, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tỉnh tại hội nghị đối thoại, kết nối ngân hàng, doanh nghiệp (DN) trên địa bàn chiều 14/11.

Ngân hàng và doanh nghiệp cần có tiếng nói chung
Cần tháo gỡ các nút thắt về vốn cho hoạt động tín dụng chính sách

Ngày 25/10, Đoàn công tác của Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Việt Nam do ông Ngô Văn Cương, thành viên HĐQT NHCSXH Việt Nam làm Trưởng đoàn đã có buổi kiểm tra, giám sát đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh.

Cần tháo gỡ các nút thắt về vốn cho hoạt động tín dụng chính sách
CHUYỂN ĐỔI SỐ NGÀNH NGÂN HÀNG:
Kéo gần khoảng cách trong tiếp cận các dịch vụ

Chuyển đổi số ngành ngân hàng đã và sẽ góp phần quan trọng kéo gần khoảng cách trong tiếp cận dịch vụ ngân hàng, nhất là các địa phương vùng sâu, vùng xa..., là chia sẻ của ông Lê Việt Sỹ, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh tỉnh với Thừa Thiên Huế Cuối tuần.

Kéo gần khoảng cách trong tiếp cận các dịch vụ

TIN MỚI

Return to top