ClockThứ Hai, 28/08/2023 10:50

Lao động ngoài nước để thoát nghèo và phát triển kinh tế

TTH - Trong số 11.735 hộ nghèo toàn tỉnh hiện nay, có 2.590 hộ nghèo (chiếm 22,07%) được thống kê thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản về việc làm. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) đang tập trung phát triển và nhân rộng mô hình giảm nghèo, tạo nghề phi nông nghiệp cho lao động nông thôn, tạo việc làm... Trong đó, định hướng xuất khẩu lao động cho các hộ nghèo, nhất là các hộ nghèo do thiếu vốn, thiếu đất sản xuất.

Nhiều lợi thế để nhà đầu tư nước ngoài chọn Huế dừng chânTX. Hương Thủy khai mạc Ngày hội tư vấn đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài Anh nới lỏng quy định về thị thực để thu hút lao động nước ngoài đến làm việc trong ngành xây dựng

Đại diện công ty nước ngoài giới thiệu ngành nghề, đơn hàng tuyển dụng lao động địa phương đi làm việc ở châu Âu 

Con đường lập nghiệp hiệu quả

Trong khi nhiều bạn bè đồng trang lứa vào Nam, ra Bắc, có bạn về xuôi, về thành phố tìm kiếm việc làm, thì anh em Ra Va Lục và Ra Va Lá, ở xã Hồng Hạ (A Lưới) chọn sang Nhật lao động. Qua kết nối của Trung tâm Dịch vụ việc làm, Sở LĐTB&XH và giới thiệu tư vấn của Công ty CP Dịch vụ Xuất khẩu lao động và chuyên gia (Suleco), không chỉ 2 anh em Lục và Lá đã xuất cảnh sang Nhật mà nhiều lao động ở A Lưới cũng "nối gót" sang Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan làm việc. Những gia đình có con em đi lao động nước ngoài ở A Lưới hiện giờ đều đã thoát được diện nghèo, vươn lên ổn định cuộc sống.

Nguyễn Hoàng Minh Mẫn, ở TP. Huế, sau khi tốt nghiệp chuyên ngành cơ khí tại Trường cao đẳng Công nghiệp Huế cũng chọn theo học tại Trung tâm Du học và Việc làm ngoài nước HUEIC-SAKICO để tham gia đi làm việc tại Nhật Bản. Chuẩn bị hành trang, sớm thích nghi, hòa nhập với nơi làm việc, cuộc sống mới ở Nhật, Minh Mẫn và nhiều bạn đã theo học các kỹ năng cơ bản, học ngoại ngữ, giáo dục định hướng, văn hóa, pháp luật, đào tạo nghề cơ bản... tại trung tâm.

Ông Đặng Văn Cường, Giám đốc Trung tâm Du học và Việc làm ngoài nước HUEIC-SAKICO cho biết, hầu hết lao động Thừa Thiên Huế và một số tỉnh miền Trung sang làm việc và học tập tại các thị trường Nhật Bản, Đài Loan và một số thị trường lao động khác đều được chủ doanh nghiệp đánh giá cao về kỹ năng, tinh thần trách nhiệm, ý thức và trình độ tay nghề của người lao động. Họ  được trả mức lương khá cao, bình quân khoảng 30 triệu đồng/tháng.

Hoạt động đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài giai đoạn sau đại dịch COVID-19 bắt đầu mở cửa sôi động trở lại. Theo số liệu ước tính, hiện có khoảng 600 nghìn lao động Việt Nam làm việc ở gần 50 quốc gia và vùng lãnh thổ, với nhiều loại hình ngành nghề công việc như sản xuất chế tạo (cơ khí, dệt may, giày da, lắp ráp điện tử...), xây dựng, nông nghiệp, thủy sản, dịch vụ (chăm sóc người già, người bệnh, giúp việc trong gia đình)... với điều kiện làm việc tốt, thu nhập cao và ổn định. Những thị trường lao động ngoài nước tiếp nhận số lượng lớn lao động Việt Nam như: Đài Loan (Trung Quốc) với khoảng 230 nghìn người, Nhật Bản với khoảng 250 nghìn người, Hàn Quốc với khoảng 50 nghìn người.

Số lao động đưa đi chiếm khoảng 7 - 9% số lao động được tạo việc làm hàng năm của cả nước. Kiều hối do người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài chuyển về trong nước hàng năm đạt từ 5-7 tỷ USD. Số tiền người lao động tích lũy và gửi về đã cải thiện cuộc sống của bản thân người lao động và gia đình, giúp nhiều gia đình có cuộc sống khá giả.

 Học nghề trước khi đi lao động ở nước ngoài

Thúc đẩy kinh tế gia đình, địa phương phát triển

Hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài góp phần vào công tác giải quyết việc làm, giảm sức ép về tạo việc làm cho người lao động trong nước; đồng thời giúp nâng cao đời sống của người lao động và gia đình. Nhiều gia đình có người thân đi làm việc ở nước ngoài đã thoát nghèo, có điều kiện đầu tư cho sản xuất, kinh doanh. Đặc biệt ở những địa phương có nhiều người lao động đi làm việc ở nước ngoài đã làm thay đổi bộ mặt thôn, xóm với nhiều nhà cửa khang trang mọc lên, góp phần ổn định an sinh xã hội ở địa phương. Người lao động đi làm việc ở nước ngoài còn nâng cao được trình độ kỹ năng nghề, tiếp thu được kiến thức, ngoại ngữ và tác phong làm việc tiên tiến từ nước ngoài, trở thành nguồn nhân lực quan trọng cho công cuộc xây dựng đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Ông Hồ Dần, Phó Giám đốc Sở LĐTB&XH cho biết, thời gian qua, Sở LĐTB&XH tích cực phối hợp với Cục Lao động ngoài nước, các doanh nghiệp dịch vụ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài và chính quyền địa phương tổ chức tập huấn các quy định về quản lý lao động, giải quyết các vấn đề phát sinh ở nước ngoài cũng như các chính sách hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Đồng thời giới thiệu về chương trình việc làm, ngành nghề, thời hạn, mức lương, điều kiện ăn, ở... tại một số thị trường lao động ngoài nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan...

Bên cạnh các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước dành cho các đối tượng thuộc các chương trình, dự án... như tiền đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ, tiền ăn, ở, sinh hoạt phí, chi phí khám sức khỏe, hộ chiếu, thị thực, lý lịch tư pháp... để đạt được những thành quả từ việc đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài phải kể đến sự đóng góp của các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ trong lĩnh vực này. Đến nay, đã hình thành một hệ thống các doanh nghiệp hoạt động chuyên nghiệp, với gần 450 doanh nghiệp trên khắp các địa phương cả nước.

Riêng ở Thừa Thiên Huế, hiện có khoảng 27 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài. Trong đó phải kể đến một số đơn vị hoạt động khá tích cực, như: Công ty Cổ phần Hợp tác quốc tế Sao kim, Daystar Huế, Huế Qiunn, Suleco… Các đơn vị thường xuyên liên kết, phối hợp với các địa phương tổ chức các ngày hội việc làm, hội nghị tư vấn, đưa người lao động đi làm việc..., góp phần hằng năm đưa từ 2.000 đến 2.200 lao động của tỉnh đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Bài, ảnh: HOÀI THƯƠNG
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 9/1, Công an TP. Huế tổ chức hội nghị triển khai công tác Công an năm 2025. Tham dự hội nghị có các ông: Lê Trường Lưu, UVTW Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng Đoàn ĐBQH TP. Huế; Phạm Đức Tiến, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; Nguyễn Thanh Bình, UVTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Huế.

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội
Quan tâm gỡ khó cho doanh nghiệp

Chiều 9/1, Ban quản lý (BQL) các khu kinh tế, công nghiệp thành phố Huế tổ chức tổng kết năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Phó Chủ tịch UBND thành phố Phan Quý Phương dự, chỉ đạo hội nghị.

Quan tâm gỡ khó cho doanh nghiệp
Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

​Ngày 22/12/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Nghị quyết được coi như một mũi nhọn, tập trung tháo gỡ những điểm nghẽn về thể chế, để giải phóng sức sáng tạo, sức lao động, nguồn lực đầu tư của toàn xã hội cho khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
Phố cổ Gia Hội cần tìm sự khác biệt để đi lên

Khu phố cổ Gia Hội nằm ở phía đông ngoài Kinh thành, là khu vực sầm uất bậc nhất kinh đô Huế đầu thế kỷ 19. Ngày nay khu phố này thuộc phường Gia Hội (Q. Phú Xuân) đang phải đối mặt với quá trình đô thị hóa, cũng như bài toán mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển. Vậy Gia Hội sẽ phát triển, đi lên như thế nào?

Phố cổ Gia Hội cần tìm sự khác biệt để đi lên

TIN MỚI

Return to top