ClockChủ Nhật, 10/01/2021 09:08

Không quá lạc quan nhưng nhiều kỳ vọng

TTH - Yếu tố đầu tiên cần đề cập, đó là hiệu ứng tích cực của vaccine phòng chống COVID-19. Khi dịch bệnh được khống chế, sẽ khơi thông các dòng chảy kinh tế xuyên biên giới. Kinh tế Thừa Thiên Huế cũng nằm trong xu hướng như vậy. Xét về nhiều yếu tố, dòng chảy kinh tế này rất quan trọng đối với Thừa Thiên Huế.

Tăng cường phòng, chống COVID-19, bảo đảm nhân dân đón Tết an toànQuyết liệt đảm bảo an toàn cho các cơ sở y tếĐịa phương, ngành nào không thực hiện tốt phòng chống dịch sẽ bị xử lý nghiêm

Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô có thêm nhiều dự án mới. Ảnh: NGUYỄN PHONG

Kim ngạch xuất nhập khẩu của Thừa Thiên Huế những năm qua ở vào khoảng 1 tỷ USD. Trong 1 tỷ USD đó, đóng góp của ngành dệt may là nhiều nhất, chiếm khoảng 80%. Và dự tính kim ngạch xuất nhập khẩu sẽ nâng cao hơn trong những năm tới, khi một số dự án lớn ở các lĩnh vực lắp ráp ô tô, năng lượng, khí hóa lỏng… được đầu tư và đi vào hoạt động. Chỉ tính riêng lĩnh vực dệt may (nhập nguyên liệu chủ yếu từ Trung Quốc và xuất khẩu chủ yếu qua Mỹ và các nước EU) đã có 22 dự án với vốn đăng ký khoảng 4.000 tỷ đồng. Ngoài các dự án đã đi vào hoạt động, còn một số dự án lớn khác đang triển khai đúng tiến độ, nghĩa là sắp tới sẽ góp phần tích cực vào kim ngạch xuất nhập khẩu của tỉnh.

Một dòng kinh tế “xuyên biên giới” khác được tạo ra là từ du lịch. Doanh thu du lịch của tỉnh mỗi năm tạo ra cả chục ngàn tỷ đồng. Năm 2020, do dịch bệnh, dòng khách du lịch, đặc biệt là khách quốc tế bị đứt gãy, nguồn thu từ du lịch ước tính mất đi khoảng hơn 60%. Khi khách du lịch phục hồi, ít nhất sẽ tạo nên được nguồn thu như trước dịch, tức là hàng ngàn tỷ đồng doanh thu. Kịch bản tốt nhất mà tỉnh xây dựng có thể tạo ra khoảng 8.000 tỷ đồng doanh thu (năm 2020 chỉ từ 3.500 – 4.000 tỷ đồng), tức là gấp đôi năm 2020.

Chúng ta sẽ thấy, chỉ hai dòng thương mại này thôi khi phục hồi sẽ tạo ra một động lực lớn cho tạo việc làm và tăng thu nhập. Qua đó, góp phần kích thích dùng, tạo cầu phía nội địa mạnh hơn và từ đó tạo ra sự lan tỏa cho phát triển kinh tế của nhiều ngành khác.

Một nhân tố lớn khác bổ sung cho động lực phát triển đó là các dự án lớn tiếp tục đầu tư. Dự kiến một số dự án lớn đến năm 2023 mới đi vào hoạt động, lúc này sẽ tạo ra một động lực lớn cho phát triển kinh tế, song ngay khi nó đang triển khai cũng sẽ có những tác động không nhỏ đến nền kinh tế, như casino phát sinh tại Khu du lịch Laguna Lăng Cô; Khu liên hợp sản xuất, lắp ráp Kim Long Motors Huế (Công ty CP Kim Long Motors Huế); Tổ hợp nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô (Công ty CP Chế tạo ô tô Bách Việt); Nhà máy sản xuất vật liệu Cristobalite (Công ty TNHH MTV Đầu tư và Chế biến khoáng sản PHENIKAA Huế); Nhà máy Kanglongda Huế (Công ty Kanglongda International Holdings Limited); dự án Khu nghỉ dưỡng cao cấp của Tập đoàn Minh Viễn… Ngoài ra sẽ có một số dự án du lịch lớn dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong quý I và quý II năm 2021, đó là dự án Khu nghỉ dưỡng huyền thoại Địa Trung Hải đang hoàn thiện nội thất 40 căn biệt thự, 12 biệt thự biển và 6 khối khách sạn; dự án Khu nghỉ dưỡng nước khoáng Mỹ An …

Khách nội địa là nguồn khách chính mà các doanh nghiệp du lịch trong tỉnh hướng đến trong năm 2021

Tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội dự kiến trong năm 2021 được thực hiện khoảng 24.500 tỷ đồng. Trong đó, riêng vốn đầu tư công của địa phương đã hơn 3.600 tỷ đồng cũng sẽ tạo ra một cú hích quan trọng trong phát triển kinh tế và xã hội. Vốn đầu tư của doanh nghiệp sẽ tạo ra sản phẩm trực tiếp, còn vốn đầu tư công sẽ tạo ra hạ tầng hỗ trợ phát triển, góp phần giải quyết việc làm cho lao động địa phương.

Một yếu tố khác chúng ta cũng hy vọng đó là các yếu tố tự nhiên của thiên nhiên sẽ trở nên thuận lợi hơn. Thường thì các yếu tố cực đoan của thiên nhiên ít khi nào kéo dài trong nhiều năm, mà năm 2020 đã tập trung quá nhiều bất lợi của thiên nhiên. Nếu các điều kiện tự nhiên trở nên thuận lợi hơn thì cũng là một yếu tố để hỗ trợ cho các lĩnh vực khác phát triển, chẳng hạn như nông nghiệp.

Không quá lạc quan nhưng xem xét kỹ các yếu tố, chúng ta hoàn toàn có quyền kỳ vọng.

Bài: NGUYÊN LÊ - Ảnh: TUẤN KIỆT

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kỳ vọng bên chân sóng

Bên chân sóng Phú Vang, những “ông lớn” về dịch vụ, du lịch đã dừng lại và mở ra những cơ hội mới để phát triển thế mạnh kinh tế biển, đầm phá.

Kỳ vọng bên chân sóng
Kỳ vọng những đường bay hút khách

Để thu hút khách và đa dạng hóa thị trường khách quốc tế, việc nỗ lực xúc tiến, tìm kiếm mở rộng thị trường, phát triển các đường bay là yêu cầu quan trọng bên cạnh việc xây dựng và hoàn thiện sản phẩm, dịch vụ du lịch.

Kỳ vọng những đường bay hút khách
10 vị tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam

Trong quá trình xây dựng và trưởng thành của Quân đội ta, thời điểm Chủ tịch Hồ Chí Minh ký các sắc lệnh phong cấp hàm sĩ quan cho những cán bộ quân đội ưu tú vào đầu năm 1948 là một cột mốc lịch sử. Cho đến nay, Quân đội ta đã có rất nhiều vị tướng, nhưng 10 vị tướng đầu tiên được phong cấp hàm vào tháng 1/1948 có một vị trí hết sức đặc biệt...

10 vị tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam

TIN MỚI

Return to top