ClockThứ Ba, 20/12/2022 15:32

Viettel đồng hành chuyển đổi số

TTH - Trong cuộc dịch chuyển số ở Việt Nam, Viettel đóng vai trò tiên phong, trở thành lá cờ đầu. Những năm qua, đơn vị đã tập trung nhiều nguồn lực tư vấn chuyển đổi số (CĐS), xây dựng và triển khai hạ tầng số, các nền tảng số, dịch vụ số để đồng hành cùng Chính phủ, tỉnh thực hiện chương trình CĐS.

Viettel tài trợ 1 tỷ đồng cho Festival Huế 2022Viettel sẽ đầu tư xây dựng trung tâm dữ liệu lớn nhất Việt Nam

Giới thiệu các ứng dụng số hóa của Viettel đến khách hàng tại Tuần lễ chuyển đổi số Huế 2022

Số hóa toàn diện

Hạ tầng và các sản phẩm, dịch vụ số của Viettel đều là các sản phẩm chủ lực, đóng góp tích cực vào chiến lược CĐS quốc gia, bước đầu góp phần thực hiện mục tiêu kiến tạo xã hội số, phát triển kinh tế số tại Việt Nam. Đến nay, thương hiệu Viettel trong mắt cộng đồng không chỉ là đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông, mà còn là nhà cung cấp dịch vụ số với những tiện ích công nghệ hiện đại để phục vụ người dân.

Tại Thừa Thiên Huế, Viettel phát triển nhanh chóng dựa trên nền tảng hạ tầng mà đơn vị đã xây dựng một cách thần tốc trước khi chính thức kinh doanh dịch vụ di động. Vùng phủ sóng mở rộng ra phạm vi toàn tỉnh, gồm cả vùng sâu, vùng xa, biển đảo xa xôi.

Năm 2019, Viettel đồng hành cùng tỉnh trong xây dựng Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh – IOC với thiết kế, "may đo" phù hợp với đặc thù của tỉnh, phù hợp trong kỷ nguyên 4.0. Năm 2021, UBND tỉnh và Viettel ký kết hợp tác triển khai CĐS toàn diện giai đoạn 2021- 2025. Trong đó, chương trình hợp tác của hai bên tập trung vào đẩy mạnh CĐS trong các lĩnh vực hoạt động của chính quyền, phát triển KT-XH của tỉnh, phát triển nền tảng số, ứng dụng số trên các công nghệ mới. Phát huy khả năng, thế mạnh, nguồn lực của hai bên gắn với CĐS toàn diện tỉnh Thừa Thiên Huế, góp phần đưa tỉnh trở thành một trong những địa phương đi đầu về CĐS ở cả 3 lĩnh vực: Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số.

Giám đốc Viettel Thừa Thiên Huế Nguyễn Huy Quang thông tin, đến nay, Viettel Thừa Thiên Huế đã trở thành doanh nghiệp (DN) viễn thông đa dịch vụ, có quy mô đứng đầu so với các DN cùng ngành trên địa bàn tỉnh về cung cấp giải pháp CNTT, dịch vụ số. Ngoài ra, với hệ sinh thái sản phẩm CNTT đa dạng, Viettel còn đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp trong cung cấp trọn bộ giải pháp từ thiết yếu đến nâng cao cho khách hàng, giúp doanh nghiệp tiến tới thời kỳ “vận hành không giấy, ký số không chạm”. “Đến thời điểm hiện tại, lũy kế trên toàn mạng đã có hơn 500 nghìn khách hàng, doanh thu đạt hơn 600 tỷ đồng và Viettel trở thành nhà cung cấp dịch vụ viễn thông số 1 tại tỉnh Thừa Thiên Huế”, ông Quang nói.

Hiện hạ tầng viễn thông trên địa bàn tỉnh, Viettel là DN số 1, kể cả về cố định băng rộng với 100% phường, xã đã có hệ thống cáp quang, 4G có độ phủ 95% dân số, triển khai 5G Viettel là DN đầu tiên triển khai ở Thừa Thiên Huế và địa phương thứ 6 trên toàn quốc. Trước mắt, ở địa bàn TP. Huế, tới 2025 Viettel sẽ triển khai rộng rãi mạng 5G trên toàn tỉnh và các giải pháp đi kèm.

Hỗ trợ doanh nghiệp

Đồng hành cùng DN CĐS, Viettel Thừa Thiên Huế cùng các nhà cung cấp khác cung cấp các giải pháp về chữ ký số, hóa đơn điện tử (HĐĐT). Đến 30/6/2022, Viettel cùng với Cục Thuế tỉnh đã chuyển đổi tất cả các DN là khách hàng của Viettel sang sử dụng HĐĐT thay cho hóa đơn giấy. Và hiện trong hơn 5.000 DN đang hoạt động của tỉnh, Viettel chiếm thị phần trên 50%, với hơn 2.500 khách hàng DN sử dụng HĐĐT của đơn vị.

Thời gian qua, Viettel cùng VNPT đồng hành cùng tỉnh hỗ trợ DN nâng cao năng lực về kỹ năng số, hỗ trợ giải pháp CĐS cho DN với việc triển khai hỗ trợ gói cung cấp chữ ký số và HĐĐT cho DN thành lập mới, với kinh phí hỗ trợ mỗi đơn vị 1,5 triệu đồng với DN sử dụng chữ ký số công cộng và 1,5 triệu đồng với DN sử dụng HĐĐT. “Thế mạnh của Viettel khi đồng hành hỗ trợ DN là chúng tôi có lực lượng tại chỗ để hỗ trợ, chăm sóc khách hàng”, Giám đốc Viettel Thừa Thiên Huế cho biết.

Hiện số hóa quy trình ký kết hợp đồng sẽ là nhu cầu thiết yếu trong tương lai gần. Đây chính là bước đệm để các DN bắt nhịp với xu thế CĐS toàn cầu. Tới đây, HĐĐT và chữ ký số từ xa sẽ được Viettel cung cấp cho khách hàng DN Thừa Thiên Huế. Ngoài ra, bên cạnh App khám, chữa bệnh từ xa và các ứng dụng về giáo dục, nông nghiệp, quản lý cơ sở dữ liệu đất đai…, sắp tới, Viettel cũng sẽ tham gia vào hồ sơ sức khỏe toàn dân tích hợp lên Hue-S và đưa giải pháp trung tâm lưu trữ- Viettel cloud, tương tự như data center đến khách hàng.

Viettel Thừa Thiên Huế đã có những đóng góp quan trọng cho quá trình CĐS của tỉnh nhà như, triển khai các dự án Chính quyền điện tử, đô thị thông minh, cung cấp cầu truyền hình và phần mềm họp trực tuyến cho các huyện, thị; triển khai hệ thống phản ánh an ninh trật tự… Tất cả những hoạt động này đã góp phần không nhỏ vào việc xây dựng chính quyền điện tử, đô thị thông minh tại Thừa Thiên Huế.

Bài, ảnh: LIÊN MINH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

​Ngày 22/12/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Nghị quyết được coi như một mũi nhọn, tập trung tháo gỡ những điểm nghẽn về thể chế, để giải phóng sức sáng tạo, sức lao động, nguồn lực đầu tư của toàn xã hội cho khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

TIN MỚI

Return to top