ClockThứ Hai, 24/07/2023 13:45

Tăng cường kiểm soát an toàn không gian mạng

Các vụ lừa đảo trực tuyến đang gia tăng với những diễn biến mới, phức tạp trên môi trường số. Cụ thể, theo ghi nhận của Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông), trong 6 tháng đầu năm 2023, tình hình lừa đảo trực tuyến tại Việt Nam tăng 64,78% so với cùng kỳ năm 2022; tăng 37,82% so với 6 tháng cuối năm 2022.

Người dân bị lừa bằng các thủ đoạn khác nhau trên không gian mạngCảnh báo giả hình ảnh, giọng nói để lừa đảoBa nhóm lừa đảo chính trên không gian mạng Việt NamCảnh báo lừa đảo tuyển cộng tác viên cho các sàn thương mại điện tửCông an cảnh báo nhiều hành vi lừa đảo trên internet, mạng xã hội

leftcenterrightdel
Ảnh minh họa. 

Thông tin từ Bộ Công an cho biết, lừa đảo trực tuyến tại Việt Nam hiện có 3 nhóm chính (giả mạo thương hiệu, chiếm đoạt tài khoản và các hình thức kết hợp khác) với 24 hình thức lừa đảo, như: lừa đảo "combo du lịch giá rẻ"lừa đảo cuộc gọi video Deepfake, Deepvoicelừa đảo "khóa SIM" vì chưa chuẩn hóa thuê baogiả mạo biên lai chuyển tiền thành cônggiả danh giáo viên/nhân viên y tế báo người thân đang cấp cứuchiêu trò lừa đảo tuyển người mẫu nhí; thủ đoạn giả danh các công ty tài chính, ngân hàngđánh cắp thông tin căn cước công dân đi vay nợ tín dụnglừa đảo chuyển nhầm tiền vào tài khoản ngân hàng...

Cục An toàn thông tin cũng nhận định, các hình thức lừa đảo trên không gian mạng được kẻ lừa đảo thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau và ngày càng tinh vi, trong đó nhắm vào nhiều nhóm đối tượng, bao gồm người cao tuổi, trẻ em, sinh viên, công nhân, nhân viên văn phòng…

Mặc dù mục tiêu chung là lấy lòng tin, đánh cắp thông tin người dùng, sau đó chiếm đoạt tài sản nhưng với mỗi nhóm đối tượng ở độ tuổi khác nhau, kẻ lừa đảo lại thực hiện những hình thức dẫn dụ khác nhau. Đơn cử, với nhóm đối tượng người cao tuổi, các hình thức lừa đảo phổ biến gồm: lừa đảo "combo du lịch giá rẻ"; lừa đảo cuộc gọi video Deepfake; lừa đảo "khóa SIM" vì chưa chuẩn hóa thuê bao...

Hay ở nhóm đối tượng sinh viên, thanh niên, có thể kể đến các hình thức như: cài cắm ứng dụng, link quảng cáo cờ bạc, cá độ, tín dụng đen...; lừa đảo đầu tư tài chính; lừa đảo tuyển cộng tác viên online... Thủ đoạn này khiến các hành vi lừa đảo khó bị nhận diện và phát hiện hơn.

Lừa đảo trực tuyến không chỉ gây thiệt hại về tiền bạc mà còn gây ra nhiều hệ lụy về tinh thần, về sự bất ổn trong cuộc sống và những nguy hại khó lường khác. Một trong các nguyên nhân chính khiến hành vi lừa đảo trên không gian mạng đang không ngừng gia tăng là do người dùng mạng xã hội chưa có ý thức cảnh giác cao độ trong việc nhận diện các hành vi lừa đảo trực tuyến.

Hơn nữa, người dùng cũng chưa nhận thức đầy đủ về các quyền và nghĩa vụ của mình trên môi trường số vốn đã tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Bên cạnh đó, hành lang pháp lý về quản lý các nền tảng mạng xã hội của Việt Nam chưa bắt kịp với thực tế và còn nhiều khoảng trống cần tiếp tục được hoàn thiện. Mặt khác, sự ưu việt của công nghệ cũng dễ dàng bị kẻ xấu lợi dụng thực hiện các hành vi lừa đảo.

Để tránh các "bẫy" lừa đảo trực tuyến, chúng ta cần thêm rất nhiều "bộ lọc" trên không gian mạng, gồm: hoàn thiện hành lang pháp lý phù hợp với thực tiễn phát triển; tăng cường sự phối hợp hành động giữa cơ quan quản lý, các nhà cung cấp nền tảng dịch vụ và người dùng mạng xã hội; gia tăng các giải pháp về công nghệ để hỗ trợ phát hiện các hành vi có dấu hiệu khả nghi...

Ngoài ra, người sử dụng mạng xã hội cần nâng cao hiểu biết, có ý thức xác minh độ tin cậy của các thông tin mà mình tiếp nhận được từ môi trường mạng. Song song với đó, cần học hỏi kỹ năng sử dụng công nghệ, tự cập nhật thông tin để có thể nhận diện được hành vi lừa đảo đang diễn ra mỗi ngày; tố giác các hành vi có dấu hiệu lừa đảo thông qua đường dây nóng của cơ quan chức năng.

Đặc biệt, với nhóm người cao tuổi (đối tượng "tấn công" chủ yếu của tội phạm mạng hiện nay), cần tỉnh táo, cảnh giác, không chuyển tiền và thông tin cá nhân của mình cho bất cứ ai trên mạng. Với những vấn đề chưa hiểu biết thấu đáo, cần tham khảo thêm ý kiến của các thành viên khác trong gia đình trước khi đưa ra quyết định.

Theo Nhân Dân điện tử
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Martech Đà Nẵng 2025: Sức mạnh kết nối, vượt tầm công nghệ

Giải bóng Martech Cup 3 miền và sự kiện Martech Đà Nẵng 2025 không chỉ là một cơ hội để các đội bóng giao lưu, tranh tài mà còn là nơi các chuyên gia, doanh nhân, marketer và các tổ chức khám phá và cập nhật những công nghệ, chiến lược mới nhất trong lĩnh vực marketing và công nghệ.

Martech Đà Nẵng 2025 Sức mạnh kết nối, vượt tầm công nghệ
Cảnh giác với "quà mồi"

Chiêu trò lừa đảo tặng quà chẳng còn mới, nhưng lợi dụng thời điểm gần Tết, chiêu trò đó lại diễn ra nhiều hơn với thủ đoạn tinh vi hơn.

Cảnh giác với quà mồi
App giả, lừa thật

Với thủ đoạn lừa đảo ngày một tinh vi, tốt nhất khi các số điện thoại lạ gọi đến yêu cầu làm lại định danh, cung cấp mã OTP, chụp ảnh căn cước công dân, chân dung không rõ mục đích, mọi người nên từ chối.

App giả, lừa thật
GenAI đe dọa sự phát triển kỹ năng của con người

Theo các chuyên gia, sự phụ thuộc ngày càng tăng của con người vào trí tuệ nhân tạo tạo sinh (GenAI) có thể khiến họ mất đi lợi thế trong việc phát triển các kỹ năng đọc, viết và kỹ năng phân tích quan trọng trong tương lai.

GenAI đe dọa sự phát triển kỹ năng của con người

TIN MỚI

Return to top