ClockThứ Bảy, 03/09/2022 07:21

“Quán quân”, “Á quân” gọi tên Thừa Thiên Huế

TTH - Những năm gần đây, Thừa Thiên Huế liên tục có những bước tiến đột phá trong các bảng xếp hạng liên quan đến chính quyền số và được biết đến là “điểm sáng” của cả nước trong triển khai chính quyền điện tử (CQĐT), dịch vụ đô thị thông minh (ĐTTM) và chuyển đổi số (CĐS).

HUE-S đồng hành cùng doanh nghiệp chuyển đổi sốChuyển đổi số, doanh nghiệp không đơn độcDoanh nghiệp phải trong tâm thế sẵn sàng

Lãnh đạo tỉnh nhấn nút ra mắt nền tảng 5G-Mobifone phủ sóng toàn tỉnh trong Tuần lễ chuyển đổi số năm 2022

Điểm sáng

Tại Tuần lễ CĐS vừa diễn ra (từ 17-19/8), Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), ông Nguyễn Huy Dũng đánh giá cao tinh thần triển khai chiến lược CĐS của tỉnh. “Tuy nguồn lực còn nhiều hạn chế, nhưng Thừa Thiên Huế đã xây dựng được CQĐT theo lộ trình từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp; là địa phương tiên phong về ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), thực hiện CĐS”, ông Dũng nói.

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương bày tỏ, hàng loạt các chỉ số xếp hạng cấp tỉnh năm 2021 Thừa Thiên Huế đều nằm trong nhóm đầu của cả nước: Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh PAPI xếp vị trí số 1 toàn quốc (tăng 9 bậc so với năm 2020); Chỉ số sẵn sàng ứng dụng CNTT ICT và Chỉ số CĐS DTI đều xếp thứ 2 toàn quốc; Chỉ số cải cách hành chính PAR Index xếp thứ 4 toàn quốc. Liên tục trong 2 năm 2020, 2021 chỉ số CĐS cấp tỉnh của Thừa Thiên Huế đều giữ vững ở vị trí thứ 2 toàn quốc. Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS): tăng từ vị trí số 57 năm 2019 đến vị trí số 17 toàn quốc năm 2021; Chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh (PCI): tăng từ vị trí số 20 năm 2019 đến vị trí số 8 toàn quốc năm 2021.

Gần đây nhất, Thừa Thiên Huế là 1 trong 6 địa phương trong cả nước được vinh danh là TOP DN công nghiệp 4.0 - Địa phương có thành tích tiêu biểu thực hiện công nghiệp 4.0 và CĐS.

Trong Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh PAPI, Thừa Thiên Huế giành ngôi vị quán quân với 48,059 điểm. Theo đó, 8 chỉ số thành phần Thừa Thiên Huế đều nằm trong nhóm cao nhất toàn quốc, trong đó về Quản trị điện tử, điểm số hạng mục Phúc đáp của chính quyền qua cổng thông tin điện tử dẫn đầu và điểm số hạng mục Sử dụng cổng thông tin điện tử của chính quyền địa phương đứng thứ hai cả nước.

Ngoài ra, khác với năm 2020, điểm DTI 2021 không phải là tổng điểm của 3 trụ cột Chính quyền số; Kinh tế số và Xã hội số mà là tổng điểm của 9 chỉ số chính với 98 chỉ số thành phần. 9 chỉ số chính được phân thành nhóm chỉ số nền tảng chung và nhóm chỉ số về hoạt động. Nhóm chỉ số nền tảng chung gồm 6 chỉ số chính: Nhận thức số, Thể chế số, Hạ tầng số, Nhân lực số, An toàn thông tin mạng, ĐTTM (không tính điểm vào DTI cấp tỉnh); Nhóm chỉ số về hoạt động gồm 3 chỉ số chính: Hoạt động chính quyền số, Hoạt động kinh tế số, Hoạt động xã hội số.

Trong các chỉ số trên, Thừa Thiên Huế có nhiều chỉ số dẫn đầu và xếp hạng cao như: hoạt động chính quyền số (xếp thứ nhất), An toàn thông tin mạng, hạ tầng số (xếp thứ 2), Nhận thức số (xếp thứ ba)...

Người đứng đầu UBND tỉnh khẳng định, đạt được những kết quả tích cực đó là nhờ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự tham gia tích cực của người dân trong công tác triển khai xây dựng CQĐT, ĐTTM và chương trình CĐS quốc gia trên toàn địa bàn tỉnh. Sau hơn 3 năm triển khai Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 7/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025, tỉnh Thừa Thiên Huế đã hoàn thành 100% chỉ tiêu giai đoạn 2019 - 2020 và 70% chỉ tiêu giai đoạn đoạn 2021 – 2025.

Bên cạnh đó, là sự thành công mang tính bước ngoặt của việc triển khai Trung tâm Giám sát và điều hành ĐTTM – IOC Huế. Thông qua IOC, Thừa Thiên Huế đã cung cấp nhiều dịch vụ ĐTTM trên tất cả các lĩnh vực, xây dựng một chính quyền phục vụ đúng như mục tiêu các lãnh đạo tỉnh đã đề ra, tạo niềm tin vững chắc cho người dân.

Để đáp ứng yêu cầu phát triển mới

Theo Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ, trong hơn 10 năm triển khai xây dựng CQĐT, với sự quyết tâm cao của lãnh đạo tỉnh, sự vào cuộc của các cơ quan, ban, ngành triển khai quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển và chuyển đổi từ CQĐT sang chính quyền số, phát triển kinh tế số, xã hội số, xây dựng hạ tầng CNTT và truyền thông đồng bộ. “Chúng ta đã đạt được nhiều kết quả nhất định trong công tác cải cách hành chính, ứng dụng CNTT, xây dựng CQĐT, ĐTTM. Hướng đến chính quyền phục vụ ngày càng tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp”, ông Thọ nói.

Tỉnh Thừa Thiên Huế đã hoàn thiện các thể chế về CĐS và nền tảng phát triển CQĐT, chính quyền số; từng bước hoàn thiện và tích hợp, liên thông các cơ sở dữ liệu chuyên ngành, tiến hành số hóa các dữ liệu tại các ngành, các cấp trên địa bàn tỉnh và hạ tầng kết nối, hạ tầng kỹ thuật, đảm bảo an ninh mạng. Bên cạnh đó, tỉnh cũng đang tập trung nguồn lực để đầu tư, nâng cấp hạ tầng CNTT, trong đó ưu tiên CĐS đối với các lĩnh vực có thế mạnh của tỉnh.

Giám đốc Sở TT&TT, ông Nguyễn Xuân Sơn cho rằng, việc xây dựng chính quyền số tại Thừa Thiên Huế đang có nhiều thuận lợi để phát triển; tuy nhiên, để đáp ứng được yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới, đáp ứng được việc CĐS toàn diện thì tỉnh còn rất nhiều việc phải làm.

Thời gian tới, Thừa Thiên Huế sẽ tiếp tục tập trung nguồn lực để đầu tư, nâng cấp hạ tầng CNTT, trong đó ưu tiên CĐS đối với các lĩnh vực có thế mạnh, như: Y tế, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ, du lịch và nông nghiệp; đẩy mạnh ứng dụng CNTT để nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành công việc; đào tạo, nâng cao nhận thức, kỹ năng cho cán bộ, công chức; hướng dẫn, phổ cập kỹ năng số cho người dân…

“Tỉnh sẽ tăng cường các giải pháp truyền thông nhằm nâng cao nhận thức người dân trong việc tiếp cận và sử dụng có hiệu quả các dịch vụ ĐTTM. Thúc đẩy nhanh CĐS hướng đến xây dựng chính quyền số, sớm nâng cấp hạ tầng đồng bộ, đảm bảo vận hành hiệu quả các dịch vụ, trọng tâm là phát triển hạ tầng số cho chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Đồng thời, tích cực phối hợp với Bộ TT&TT cùng các tập đoàn,

doanh nghiệp để liên kết, tích hợp các nền tảng số quốc gia đã được công bố nhằm nâng cấp nền tảng Hue-S theo hướng cung cấp toàn diện các dịch vụ số của cơ quan Nhà nước cho doanh nghiệp và người dân”, ông Sơn thông tin.

Bài: Liên Minh - Ảnh: Ngọc Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Giải pháp xử lý nước thải tại Huế- Giải pháp phát triển bền vững

Xử lý nước thải tại Huế là một trong những nhiệm vụ cấp bách nhằm bảo vệ môi trường và hướng đến sự phát triển bền vững của thành phố. Với sự gia tăng dân số, phát triển đô thị và công nghiệp, các giải pháp xử lý nước thải không chỉ giúp giảm thiểu ô nhiễm mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc gìn giữ hệ sinh thái tự nhiên, đặc biệt là những di sản văn hóa và thiên nhiên quý giá của Huế.

Giải pháp xử lý nước thải tại Huế- Giải pháp phát triển bền vững
Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

​Ngày 22/12/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Nghị quyết được coi như một mũi nhọn, tập trung tháo gỡ những điểm nghẽn về thể chế, để giải phóng sức sáng tạo, sức lao động, nguồn lực đầu tư của toàn xã hội cho khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
Đồng bộ giải pháp để hạn chế tình trạng ngập đường khi mưa lớn

Các ngầm tràn, cống không đảm bảo thoát nước đã dẫn đến tình trạng ngập trên nhiều đoạn đường tại các địa phương ở huyện Phú Lộc khi mưa lớn. Bên cạnh giải pháp nâng cấp, sửa chữa, người dân cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường để tránh các loại rác thải sinh hoạt rơi đọng, gây tắc nghẽn cống.

Đồng bộ giải pháp để hạn chế tình trạng ngập đường khi mưa lớn

TIN MỚI

Return to top