ClockThứ Hai, 15/05/2023 17:47

Nghiên cứu xây dựng ứng dụng hệ thống chỉ huy, điều hành thống nhất U-COM

TTH.VN - Chiều 15/5, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức hội nghị nghiệm thu đề tài KH&CN cấp tỉnh "Nghiên cứu xây dựng hệ thống chỉ huy điều hành thống nhất U-COM" do Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh chủ trì thực hiện.

Đưa kết quả nghiên cứu khoa học vào cuộc sốngTăng sức “đề kháng” cho bộ độiThúc đẩy phát triển kinh tế số

leftcenterrightdel
 Đại diện đơn vị chủ trì thực hiện đề án báo cáo kết quả đề tài nghiên cứu

Đề tài “Nghiên cứu xây dựng ứng dụng hệ thống chỉ huy, điều hành thống nhất U-COM” được Sở KH&CN đặt hàng Bộ CHQS tỉnh thực hiện nhằm xây dựng được ứng dụng trên các thiết bị di động (máy tính bảng, điện thoại thông minh) phục vụ công tác ứng phó thiên tai, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn và một số nhiệm vụ quốc phòng, an ninh. Triển khai thí điểm hệ thống chỉ huy, điều hành thống nhất U-COM cho một số nhiệm vụ điển hình.

Theo thuyết minh của đại diện nhóm thực hiện đề tài, ưu điểm của hệ thống chỉ huy, điều hành thống nhất U-COM sẽ giúp cho việc tổ chức lực lượng, chỉ huy, điều hành, quản lý sử dụng nhiều lực lượng, phương tiện một cách dễ dàng, đồng bộ, đồng thời và phát huy tối đa khả năng truyền, nhận thông tin từ cấp chỉ huy cao nhất đến cấp thấp nhất, từ đó nâng cao hiệu quả của việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ. Trong đó, một số ưu điểm nổi bật của hệ thống U-COM như: Tính bảo mật, tính cơ động, tính khả dụng, ưu điểm về thời gian, về không gian...

Nhóm nghiên cứu đã đề ra ý tưởng nghiên cứu và xây dựng một ứng dụng trên điện thoại di động có thể biến điện thoại di động thành 1 thiết bị bộ đàm lúc cần thiết để có thể nhận và chuyển thông tin âm thanh, hình ảnh, tin nhắn theo thời gian thực từ một máy chỉ huy, điều hành đến các điện thoại khác kết hợp với tính năng thông báo theo vùng định vị. Qua đó giúp cho việc chỉ huy, điều hành trở nên dễ dàng và thống nhất, nâng cao hiệu quả công tác chỉ huy, điều hành của các tổ chức, lực lượng.

Tin, ảnh: HOÀI THƯƠNG
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kiểm tra thực địa mô hình trồng cây mai vàng Huế

Ngày 10/11, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hoa, Cây cảnh - Viện Nghiên cứu Rau quả kiểm tra thực địa mô hình trồng cây mai vàng Huế. Đây là một trong những hoạt động chính liên quan đến đề tài KH&CN cấp tỉnh: "Nghiên cứu bảo tồn và phát triển giống mai vàng Huế - Hoàng mai Huế" do Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hoa, Cây cảnh - Viện Nghiên cứu Rau quả chủ trì và PGS.TS Đặng Văn Đông là chủ nhiệm đề tài.

Kiểm tra thực địa mô hình trồng cây mai vàng Huế

TIN MỚI

Return to top