ClockThứ Tư, 16/09/2020 07:15

Hợp tác xã ứng dụng khoa học công nghệ

TTH - Khoa học và công nghệ (KHCN) đã có những hỗ trợ thiết thực, góp phần vào sự phát triển kinh tế hợp tác xã (HTX).

Hỗ trợ mô hình sản xuất, chế biến nấm Linh chi và nấm Sò tại A Lưới

Sản phẩm mây tre đan Bao La đã có thương hiệu

Nâng cao giá trị kinh tế

Bà Nguyễn Thị Ướt ở xã Phú Lương (Phú Vang) nhận thấy, mô hình trồng nấm tại địa phương ngày càng phát triển, hàng ngày thu hoạch một lượng lớn sản phẩm. Có lúc sản phẩm không thể tiêu thụ hết trong ngày buộc người dân dự trữ, chờ dịp bán ra thị trường. Các loại nấm thường chứa nhiều vitamin, dự trữ dài ngày dễ bị phân hủy, biến đổi chất khi ở nhiệt độ cao, ẩm mốc, làm giảm chất lượng, sản lượng.

Mới đây, HTX NN Phú Lương 1 được Sở KHCN hỗ trợ thiết bị sấy lạnh bằng bơm nhiệt phục vụ sấy nấm linh chi và các loại nấm dùng để ăn. Máy sấy áp dụng công nghệ sấy lạnh phục vụ sấy các loại nấm nguyên liệu, giúp bảo toàn tính chất sản phẩm trong điều kiện nhiệt độ cao. Từ khi có máy sấy, HTX Phú Lương 1 tiếp tục được Sở KHCN hỗ trợ ứng dụng kỹ thuật tiên tiến, sản xuất một số loại nấm dược liệu, nấm ăn như mộc nhĩ, nấm sò, nấm xích chi.

Giám đốc HTX NN Phú Lương 1, ông Nguyễn Thụ cho rằng, việc ứng dụng KHCN vào sản xuất tạo cơ hội cho địa phương đa dạng các mô hình trồng nấm, nâng cao giá trị và hiệu quả kinh tế. Toàn xã có khoảng 650 hộ trồng nấm với 1.200 vòm, mỗi năm cung ứng ra thị trường hàng chục tấn nấm thương phẩm (trong đó khoảng một tấn nấm linh chi, mộc nhĩ, xích chi) với doanh thu trên dưới 10 tỷ đồng.

Bà Nguyễn Thị Hoài, chủ vườn thanh trà ở Thủy Biều (TP. Huế), một thời rất trăn trở trước tình trạng các loại thanh trà nhiều nơi khác chất lượng thấp trà trộn, thậm chí mạo danh sản phẩm Thủy Biều, làm giảm uy tín, giá trị sản phẩm của địa phương. Từ khi có nhãn hiệu tập thể (NHTT), thanh trà Thủy Biều đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, đứng vững trên thị trường.

Ông Hoàng Trọng Dị, Chủ tịch HĐQT, Giám đốc HTX Thủy Biều thông tin, từ khi được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KHCN) cấp giấy chứng nhận NHTT “Thanh trà Huế”, sản phẩm thanh trà Thủy Biều thật sự tiêu thụ mạnh, có giá trị kinh tế cao. Trên địa bàn Thủy Biều có khoảng 900 hộ trồng thanh trà với diện tích 145ha, chiếm gần 50% diện tích thanh trà toàn tỉnh, bình quân mỗi năm thu nhập hơn 30 tỷ đồng.

Các chương trình, dự án KHCN còn duy trì hoạt động giới thiệu, quảng bá loại trái cây đặc sản này thông qua các kênh phân phối, đưa nhãn hiệu “Thanh trà Huế” đến người tiêu dùng trong cả nước. Đến nay, NHTT “Thanh trà Huế” được mở rộng đến phường Hương Văn với nhãn hiệu “Thanh trà Huế - Hương Văn”, địa bàn Phong Thu với nhãn hiệu “Thanh trà Huế - Phong Thu”… Điều này tạo điều kiện cho sản phẩm thanh trà trên địa bàn tỉnh nâng cao giá trị, hiệu quả kinh tế cho nông dân, hộ thành viên.

Trên 5 tỷ đồng cho các mô hình

Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh, ông Trần Lưu Quốc Doãn đánh giá, những năm qua, ngành KHCN đã triển khai 10 nhiệm vụ KHCN, giao trực tiếp cho các HTX triển khai thực hiện và 5 nhiệm vụ KHCN thông qua các đơn vị khác. Các nhiệm vụ KHCN triển khai tại các HTX huy động nguồn lực từ các tổ chức KHCN, chính quyền và người dân tham gia với tổng kinh phí trên 5 tỷ đồng.

Thông qua các nhiệm vụ KHCN đã xây dựng nhiều mô hình thí điểm; các HTX trực tiếp tham gia mô hình, hoặc phối hợp, tạo cơ hội cho nông dân, cán bộ kỹ thuật HTX tiếp nhận, nắm bắt khoa học - kỹ thuật, công nghệ mới và hình thành ngành nghề mới.

Ứng dụng khoa học - kỹ thuật, công nghệ, nhiều HTX thật sự tạo “điểm sáng” trong hoạt động sản xuất kinh doanh với các mô hình mới, hiệu quả. Có thể kể đến các HTX: Phú Lương 1 (Phú Vang), Quảng Thọ 2 (Quảng Điền), La Chữ (Hương Trà), Tây An, Thủy Biều (Huế)…

Ông Doãn thông tin, HTX Tây An ứng dụng công nghệ tiên tiến sản xuất hoa lan Hồ Điệp chất lượng cao trong nhà lưới với các quy trình chăm sóc, bón phân, xử lý phân hóa mầm hoa, thu hái, bảo quản, vận chuyển hoa thương phẩm… Ứng dụng công nghệ tiên tiến tạo ra nhiều chủng loại hoa lan Hồ Điệp có giá trị kinh tế cao, như Tiểu Kiều tím LVR2, LVR4, Ban Mai, đỏ, vàng, tím chấm, trắng, trắng phát…

HTX La Chữ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, KHCN, xây dựng mô hình chế biến, bảo quản kiệu đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đã và đang được nhân rộng trên địa bàn Hương Chữ và toàn TX. Hương Trà. Thông qua công nghệ sấy lạnh, đóng gói chân không kiệu, dưa kiệu muối chua đóng gói, giúp HTX nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm, được thị trường tiêu thụ ổn định.

Mới đây, HTX Tây Xuân (Hương Trà) được ngành KHCN hỗ trợ, ứng dụng kỹ thuật tiên tiến, đưa các giống sắn mới chất lượng cao, triển vọng vào sản xuất, như KM444, KM21-12, KM419, Km98-5; tạo ra sản phẩm đạt năng suất, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường. Các HTX: Kim Thành, Quảng Thọ 2, Quảng Thọ 1 (Quảng Điền)… triển khai thành công mô hình ứng dụng các sản phẩm công nghệ sinh học trong tổ chức sản xuất rau an toàn theo hướng VietGAP...

Sở KHCN còn hỗ trợ các HTX trong tạo lập, quảng bá và phát triển “tài sản trí tuệ”. Trong hơn 10 năm trở lại đây, có 22 NHTT sản phẩm của các HTX trên địa bàn tỉnh được hỗ trợ xây dựng, nộp đơn đăng ký bảo hộ; đến nay hầu hết các nhãn hiệu được Cục Sở hữu Trí tuệ (Bộ KHCN) cấp giấy chứng nhận đăng ký NHTT. Đã có nhiều nhãn hiệu được các HTX quản lý tốt, đưa sản phẩm ra thị trường.

Bài, ảnh: Hoàng Triều

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Martech Đà Nẵng 2025: Sức mạnh kết nối, vượt tầm công nghệ

Giải bóng Martech Cup 3 miền và sự kiện Martech Đà Nẵng 2025 không chỉ là một cơ hội để các đội bóng giao lưu, tranh tài mà còn là nơi các chuyên gia, doanh nhân, marketer và các tổ chức khám phá và cập nhật những công nghệ, chiến lược mới nhất trong lĩnh vực marketing và công nghệ.

Martech Đà Nẵng 2025 Sức mạnh kết nối, vượt tầm công nghệ
GenAI đe dọa sự phát triển kỹ năng của con người

Theo các chuyên gia, sự phụ thuộc ngày càng tăng của con người vào trí tuệ nhân tạo tạo sinh (GenAI) có thể khiến họ mất đi lợi thế trong việc phát triển các kỹ năng đọc, viết và kỹ năng phân tích quan trọng trong tương lai.

GenAI đe dọa sự phát triển kỹ năng của con người
Nghị quyết của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW (ngày 22/12/2024) của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết số 57-NQ/TW.

Nghị quyết của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia
Nơi di sản “gặp gỡ” công nghệ

“Đế Đô Khảo cổ ký” - Dự án tiên phong trong việc kết hợp công nghệ và di sản hứa hẹn mở ra hướng phát triển mới cho công nghiệp văn hóa tại Việt Nam.

Nơi di sản “gặp gỡ” công nghệ

TIN MỚI

Return to top