ClockThứ Hai, 27/07/2020 21:24

Khai thác đúng tiềm năng để tăng tốc

TTH - Các ngành dịch vụ, du lịch, công nghiệp – xây dựng của Phú Lộc có bước phát triển mạnh trong 5 năm qua. Tỷ trọng ngành dịch vụ tăng từ 53,8% năm 2015 lên 60,3% năm 2020, đóng góp quan trọng vào GDP của địa phương.

Dấu ấn dân vận ở Phú LộcHướng đến mục tiêu trở thành vùng kinh tế trọng điểm

Du khách đến Huế qua cảng Chân Mây. Ảnh: BT

Dư địa tăng trưởng

Nhiệm kỳ 2015-2020, cơ cấu kinh tế của Phú Lộc tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng mạnh dịch vụ, du lịch, với giá trị sản xuất tăng bình quân hằng năm 15,8%, chiếm tỷ trọng 60,5% năm 2020, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, thúc đẩy nền kinh tế.

Theo Chủ tịch UBND huyện Phú Lộc Nguyễn Văn Mạnh, ngành du lịch thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia, với nhiều loại hình du lịch như nghỉ dưỡng, sinh thái, văn hóa, du lịch tâm linh, cộng đồng... Nhiều dự án có quy mô lớn được đầu tư, khai thác có hiệu quả, tạo thương hiệu trong nước và quốc tế như Laguna, Vedana Lagoon, Khu du lịch quốc tế Minh Viễn - Lăng Cô; các điểm du lịch sinh thái Bạch Mã Village, suối Tiên, thác Nhị Hồ, biển Cảnh Dương - Bình An... Tổng số lượt khách đến Phú Lộc trong 5 năm qua đạt hơn 5,33 triệu lượt, tăng bình quân 17,5%/năm. Doanh thu du lịch tăng bình quân 8,1%/năm.

Huyện đã tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng đồng bộ, hỗ trợ các thành phần kinh tế, doanh nghiệp đầu tư phát triển du lịch, dịch vụ. Với chính sách phù hợp, tại thị trấn Phú Lộc, thị trấn Lăng Cô, các loại hình dịch vụ phát triển nhanh, ngày càng tăng về số lượng và quy mô đầu tư.

Không chỉ ở khu vực trung tâm, tại các xã Lộc Bổn, Lộc Sơn, Lộc An…, lĩnh vực thương mại, dịch vụ cũng tăng trưởng. Người dân địa phương mạnh dạn đầu tư, nâng cấp cơ sở, phát triển các loại hình kinh doanh.

Bí thư Đảng ủy xã Lộc Bổn Bạch Thị Bích cho biết, trong cơ cấu phát triển kinh tế của Lộc Bổn hiện tại, lĩnh vực dịch vụ, thương mại chiếm tỷ trọng 78%. Tính đến đầu năm 2020, xã có 8 doanh nghiệp và 36 cơ sở kinh doanh các loại hình dịch vụ, trong đó, dịch vụ vận tải hàng hóa và vận chuyển khách phát triển mạnh.

Xây dựng chiến lược tổng thể

Trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2020-2025, huyện Phú Lộc xác định: “Phát triển mạnh lĩnh vực dịch vụ, du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương”.

Ông Nguyễn Văn Mạnh nhấn mạnh, địa phương sẽ chú trọng hoàn thiện hạ tầng, ưu tiên thu hút đầu tư phát triển dịch vụ, thương mại; đa dạng hóa các loại hình du lịch. Cùng với đó, đầu tư nâng cấp, xây dựng các chợ mới như chợ Truồi, La Sơn, Thừa Lưu, Lăng Cô, Mỹ Lợi; phát triển các siêu thị, trung tâm thương mại, cung ứng hàng hoá phục vụ khách du lịch, các đô thị, khu du lịch, khu công nghiệp, Khu Kinh tế Chân Mây - Lăng Cô...

Đối với chiến lược dài hơi, Phú Lộc sẽ mở rộng các ngành dịch vụ quan trọng như tài chính ngân hàng, bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin, dịch vụ công phục vụ các khu công nghiệp, khu kinh tế. Phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ vận tải, logistics tại cảng Chân Mây...

Nhiệm vụ của Phú Lộc trong giai đoạn 2020-2025 là xây dựng chiến lược tổng thể phát triển dịch vụ, du lịch, thương mại; quan tâm đầu tư hạ tầng để hình thành và phát triển các khu du lịch sinh thái ven biển, đầm phá gắn với phát triển mạnh dịch vụ tắm biển, ẩm thực, nghỉ dưỡng... Có cơ chế, chính sách ưu đãi đặc thù nhằm khuyến khích đầu tư phát triển dịch vụ du lịch, thương mại, dịch vụ phục vụ nông nghiệp, dịch vụ hậu cần nghề cá..., thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia.

“Địa phương phấn đấu nâng mức tăng trưởng bình quân ngành dịch vụ, du lịch từ 15-16%/năm trong giai đoạn mới để khai thác đúng tiềm năng “màu mỡ” này, góp phần tăng tốc, đưa Phú Lộc hướng đến mục tiêu trở thành trung tâm dịch vụ - du lịch năng động của tỉnh”, ông Nguyễn Văn Mạnh khẳng định.

QUỐC TUẤN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận

Năm 2025, TP. Huế tiếp tục xây dựng và phát triển 2 quận của TP. Huế trực thuộc Trung ương trên cơ sở khai thác, phát huy hiệu quả các nền tảng hiện có, thành tựu đã đạt được; đồng thời, khai thác tiềm năng, thế mạnh, lợi thế riêng có để góp phần xây dựng TP. Huế phát triển bền vững.

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận
Đột phá công nghệ mở ra tiềm năng to lớn của năng lượng địa nhiệt

Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) ngày 13/12 công bố báo cáo “Tương lai của năng lượng địa nhiệt” cho hay, trong bối cảnh nhu cầu điện toàn cầu dự kiến tăng mạnh, các công nghệ mới đang mở ra tiềm năng to lớn của năng lượng địa nhiệt để cung cấp năng lượng sạch 24/7 tại hầu hết các quốc gia trên thế giới.

Đột phá công nghệ mở ra tiềm năng to lớn của năng lượng địa nhiệt
Tăng tốc, quyết tâm đạt và vượt 15/15 chỉ tiêu, mục tiêu năm 2024

Tại Nghị quyết số 233/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương vừa tăng tốc, bứt phá để quyết tâm đạt và vượt toàn bộ 15 chỉ tiêu, mục tiêu của năm 2024, vừa khẩn trương triển khai những nhiệm vụ mới, quan trọng, cấp bách; tạo đà, tạo lực, tạo thế, giữ nhịp cao hơn để thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.

Tăng tốc, quyết tâm đạt và vượt 15 15 chỉ tiêu, mục tiêu năm 2024
Mở cửa cho các “Bảo tàng sống” của Huế - Kỳ 1: Nhà vườn Huế vẫn “kín cổng cao tường”

Huế được mệnh danh là “Thành phố vườn” với gần 100 nhà vườn, nhà rường cổ (gọi chung là nhà vườn Huế). Mỗi ngôi nhà vườn như một “Bảo tàng sống” chứa đựng những giá trị về văn hóa và đời sống lễ nghi, hương vị ẩm thực và phong cách ứng xử của người dân. Phát triển du lịch gắn với trùng tu và chống xuống cấp là giải pháp tối ưu nhằm giữ lại nhà vườn, giữ gìn bản sắc văn hóa và phát huy giá trị di sản Cố đô theo tinh thần Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị.

Mở cửa cho các “Bảo tàng sống” của Huế - Kỳ 1 Nhà vườn Huế vẫn “kín cổng cao tường”

TIN MỚI

Return to top