ClockThứ Sáu, 07/06/2019 16:06

EVN sẽ đưa vào vận hành hơn 30 nhà máy điện mặt trời trong tháng 6

Theo báo cáo từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), trong tháng 6 này, Tập đoàn dự kiến sẽ đưa tiếp hơn 30 nhà máy điện mặt trời vào vận hành, nâng tổng số lên khoảng hơn 80 nhà máy.

Nắng nóng, lượng tiêu thụ điện tăng cao kỷ lụcEVN thừa nhận tiền điện tăng ít nhất 35%Doanh nghiệp ứng phó với giá điện tăngEVN đảm bảo cung cấp điện tốt nhất trong dịp Tết Kỷ Hợi 2019

Nhà máy nhiệt điện Thái Bình. Ảnh: Ngọc Hà/TTXVN

Hiện nay, Trung tâm Điều độ Hệ thống điện quốc gia (A0) đã chuẩn bị các phương án thi công đấu nối và thử nghiệm các nhà máy điện mặt trời; chuẩn bị nguồn dự phòng riêng cho miền Trung và miền Nam tùy theo khả năng của các dự án năng lượng tái tạo. Đồng thời A0 cũng có chế độ vận hành phù hợp các đường dây 500 kV, giám sát chất lượng điện năng... đảm bảo vận hành an toàn hệ thống điện.

Tính đến ngày 31/5/2019, cả nước đã có 50 nhà máy điện mặt trời vào vận hành với tổng công suất lắp đặt là 2.481,4 MW, sản lượng đã phát trong tháng 5 là 185,33 triệu kWh; 7 nhà máy điện gió đã được đưa vào vận hành với tổng công suất lắp đặt là 331 MW và các nhà máy điện gió đã phát trong tháng 5 là 14,5 triệu kWh.

Với nhận định tháng 6 là tháng cao điểm mùa khô và nắng nóng, EVN dự kiến sản lượng điện bình quân toàn hệ thống trong tháng 6/2019 dự kiến ở mức 701 triệu kWh/ngày, công suất phụ tải lớn nhất khoảng 39.040 MW.

Mục tiêu vận hành là đảm bảo vận hành an toàn, tin cậy lưới điện truyền tải, đặc biệt là hệ thống 500 kV Bắc - Nam trong điều kiện truyền tải cao cho miền Nam; tiếp tục huy động cao các nguồn nhiệt điện than, tuabin khí, đồng thời khai thác các hồ thủy điện theo nước về, đảm bảo yêu cầu cấp nước cho hạ du cho các địa phương.

Các tổ máy nhiệt điện cần chuẩn bị đầy đủ nhiên liệu như than, dầu..., vật tư, thiết bị, nhân lực sẵn sàng đáp ứng yêu cầu huy động của Trung tâm Điều độ Hệ thống điện quốc gia.

Báo cáo của EVN cho hay, sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống tháng 5/2019 đạt 21,25 tỷ kWh (trung bình 685,5 triệu kWh/ngày); sản lượng ngày lớn nhất đạt 759,2 triệu kWh (ngày 18/5/2019) và công suất lớn nhất toàn hệ thống là 36.945 MW. Lũy kế 5 tháng sản lượng toàn hệ thống đạt 95,61 tỷ kWh, tăng 10,32% so với cùng kỳ năm trước.

Sản lượng điện thương phẩm toàn EVN tháng 5/2019 ước đạt 17,52 tỷ kWh và lũy kế 5 tháng năm 2019 ước đạt 81,66 tỷ kWh, tăng 9,77% so cùng kỳ năm trước; trong đó, sản lượng điện thương phẩm nội địa tăng 9,63%.

Trong tháng 5/2019, trào lưu truyền tải vẫn theo hướng từ miền Bắc và miền Trung vào miền Nam với sản lượng điện truyền tải ước đạt 17,87 tỷ kWh. Công suất truyền tải cao nhất trên trên các đường dây 500 kV Bắc - Trung là 2.060 MW và Trung - Nam là 3.330 MW. Sản lượng điện truyền tải vào miền Nam là 34,4 triệu kWh/ngày (tương đương 12% nhu cầu điện miền Nam)...

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tạo nền móng để xã hội số vận hành hiệu quả

Huế kiến tạo xã hội số với người dân là trung tâm, chủ thể thụ hưởng. Trong hành trình đó, rèn luyện kỹ năng số cho công dân không chỉ là yêu cầu bắt buộc mà còn là “chìa khóa” để phát triển bền vững trong kỷ nguyên số.

Tạo nền móng để xã hội số vận hành hiệu quả
Quản lý, vận hành đô thị bằng công nghệ

TP. Huế đang từng bước ứng dụng công nghệ và dữ liệu số để vận hành, quản lý đô thị. Từ phản ánh hiện trường đến quản lý di sản; từ hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị đến môi trường…, công nghệ đang giúp chính quyền gần dân hơn, quản trị tốt hơn, hướng đến một đô thị di sản hiện đại, bền vững.

Quản lý, vận hành đô thị bằng công nghệ
Chuẩn bị sẵn sàng để vận hành bộ máy mới của chính quyền địa phương 2 cấp từ 1/7

Chiều 14/4, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" đã chủ trì phiên họp của Ban Chỉ đạo.

Chuẩn bị sẵn sàng để vận hành bộ máy mới của chính quyền địa phương 2 cấp từ 1 7
Phát huy tác dụng của ki ốt y tế thông minh

Chiều 21/3, Sở Y tế đã có buổi làm việc và kiểm tra việc đưa vào sử dụng ki ốt y tế thông minh tại y tế cơ sở. Đây là một phần hoạt động phục vụ chuyển đổi số lĩnh vực y tế nhằm thực hiện Đề án 06/CP-TTg của Thủ tướng Chính phủ - “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030”.

Phát huy tác dụng của ki ốt y tế thông minh

TIN MỚI

Return to top