ClockThứ Hai, 09/12/2024 10:21

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Hiệu quả thời gian qua hình thức thầu EPC

Dự án đường sắt tốc độ cao có nguồn vốn đặc biệt lớn, chưa từng có tại Việt Nam và có thể nói là một trong những dự án có chiều dài đầu tư lớn nhất từ trước tới nay. Với mục tiêu hoàn thành vào năm 2035, dự án cần tối ưu hoá thời gian để sớm khởi công vào năm 2027 theo dự kiến.

Kỳ vọng đường sắt tốc độ caoThu hút khách du lịch đến Huế bằng tàu hỏaQuốc hội thông qua chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao bắc-nam hơn 67 tỷ USD

Tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội. Ảnh minh họa: Huy Hùng/TTXVN 

Theo tiến độ thực hiện, sau khi được Quốc hội thông qua năm 2024, từ năm 2025, Bộ Giao thông vận tải sẽ lập báo cáo nghiên cứu khả thi trình Chính phủ xem xét quyết định đầu tư xây dựng.

Giám đốc Ban Quản lý dự án đường sắt Vũ Hồng Phương cho hay, ở bước này cũng sẽ nghiên cứu kỹ, dự kiến phương án phân chia dự án thành phần hoặc phân chia các hợp phần trong một dự án và phân chia các gói thầu EPC trong dự án.

Với phương án áp dụng hình thức hợp đồng EPC trong thực hiện đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, nhiều chuyên gia và doanh nghiệp bày tỏ đồng tình.

Theo ông Vũ Đức Nhận, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng giao thông Phương Thành, theo mô hình tổng thầu EPC, nhà thầu sẽ thực hiện các công việc từ thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ đến thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình. Đối với dự án lớn như đường sắt tốc độ cao, hình thức hợp đồng này phù hợp để tối ưu hoá thời gian thực hiện các bước dự án.

Đồng tình với quan điểm này, song theo ông Nguyễn Quang Huy, Tổng giám đốc Tập đoàn Đèo Cả, hợp đồng EPC đòi hỏi tổng thầu phải rất am hiểu từ thiết kế, lựa chọn công nghệ, thi công. Trong khi hiện nay chúng ta đang học hỏi kinh nghiệm, vậy hành lang pháp lý, tiêu chuẩn quốc gia để lựa chọn công nghệ là gì. Do đó, cần sớm công bố tiêu chuẩn để có cơ sở đi theo, có đầu bài để đưa ra hợp tác quốc tế, có chuẩn để tiếp cận công nghệ phù hợp.

Chủ tịch Hiệp hội các nhà thầu xây dựng Việt Nam Nguyễn Quốc Hiệp cho rằng, hình thức thầu EPC nghe tưởng như đơn giản nhưng không phải vậy. Bởi hầu hết nhà thầu ở Việt Nam hiện chỉ là các nhà thầu thi công.

Chủ tịch Hiệp hội các nhà thầu xây dựng Việt Nam chỉ ra: Thực tế 90% các nhà thầu Việt Nam có quy mô nhỏ, chủ yếu từ 200 tỷ đồng trở xuống. Doanh nghiệp quy mô vốn 500 tỷ đồng và trên 1.000 tỷ đồng rất ít. Doanh nghiệp có vốn trên 3.000 tỷ gần như không có. Vậy nên, khi đề cập đến cơ chế chỉ định thầu cần xác định cụ thể tiêu chí chỉ định thế nào.

Theo Giám đốc Ban Quản lý dự án đường sắt Vũ Hồng Phương, với gói thầu EPC, cơ quan chức năng đã nghiên cứu kỹ mô hình, gói thầu, sau đó chọn hình thức, điều kiện tham gia mời thầu thế nào. Sau khi xác định gói thầu, các hợp phần, thiết kế ra từng gói thầu EPC thế nào sẽ có điều kiện kèm theo.

"Việc đấu thầu hay chỉ định thầu sẽ được nghiên cứu kỹ lưỡng và trả lời bước sau. Tuy nhiên, tôi có thể khẳng định luôn phải đảm bảo minh bạch, cạnh tranh, hiệu quả", Giám đốc Ban Quản lý dự án đường sắt nói.

Theo Nghị quyết chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam vừa được thông qua tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV. Dự kiến, dự án hoàn thành vào năm 2035 với nguồn vốn ngân sách nhà nước được bố trí trong các kỳ kế hoạch đầu tư công trung hạn trong khoảng 12 năm. Bình quân mỗi năm khoảng 5,6 tỷ USD, tương đương khoảng 1,3% GDP năm 2023, khoảng 1,0% GDP năm 2027 (thời điểm khởi công dự án).

Trong chủ trương vừa được thông qua, Quốc hội cho phép dự án được áp dụng 19 cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt. Đáng chú ý, tổ chức, cá nhân chủ trì hoạt động khoa học công nghệ phục vụ dự án được quyết định việc đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu, đặt hàng để lựa chọn nhà thầu cung ứng dịch vụ, hàng hóa.

Doanh nghiệp được hưởng ưu đãi như doanh nghiệp công nghệ cao theo quy định của pháp luật về công nghệ cao trong thời gian thực hiện nhiệm vụ khoa học, công nghệ phục vụ dự án...

Theo baotintuc.vn
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hạ tầng xanh từ dự án Đô thị xanh

Dự án (DA) Chương trình Phát triển các đô thị loại II (các đô thị xanh) - DA thành phần Thừa Thiên Huế (nay là thành phố Huế) (gọi tắt DA Đô thị xanh) với mục tiêu chỉnh trang đô thị, phát triển cơ sở hạ tầng đang mang lại diện mạo “xanh - sạch - sáng” cho đô thị Huế.

Hạ tầng xanh từ dự án Đô thị xanh
Dự án cải tạo, xây dựng lại khu chung cư Đống Đa: Đẩy nhanh tiến độ

Sau nhiều năm chờ đợi do chưa hoàn tất công tác giải phóng mặt bằng, hiện dự án (DA) cải tạo, xây dựng lại các dãy nhà A, B, C Khu chung cư (KCC) Đống Đa (phường Phú Nhuận, TP. Huế) chính thức triển khai, góp phần tạo diện mạo cho đô thị Huế cũng như nơi sinh sống khang trang, an toàn cho cư dân KCC.

Dự án cải tạo, xây dựng lại khu chung cư Đống Đa Đẩy nhanh tiến độ
Các dự án giao thông chạy “nước rút” thi công, giải ngân

Thời điểm cuối năm này, các chủ đầu tư/Ban Quản lý dự án thuộc Bộ Giao thông vận tải đang tập trung cao độ, phối hợp với nhà thầu thi công tăng tốc tiến độ thi công các hạng mục, dự án nhằm chạy “nước rút” về khối lượng giải ngân vốn đầu tư công.

Các dự án giao thông chạy “nước rút” thi công, giải ngân

TIN MỚI

Return to top