ClockThứ Tư, 26/02/2020 18:43

Vi phạm hành lang an toàn lưới điện cao áp: Xử phạt nặng để răn đe

TTH.VN - Thời gian gần đây, tình trạng người dân chặt cây, khai thác thu hoạch rừng trồng vi phạm hành lang an toàn lưới điện cao áp (HLATLĐCA) diễn ra phổ biến, thường xuyên làm cây ngã đổ vào lưới điện gây nhiều sự cố và tiềm ẩn nguy hiểm tai nạn điện đối với người dân.

Công ty Điện lực tỉnh khắc phục hậu quả bão số 4Chủ động cung cấp điện an toàn và ổn định tại các khu kinh tế, công nghiệp tỉnhCông ty Điện lực tỉnh ra mắt đội Hotline 2Nhu cầu phụ tải tăng cao dẫn đến cháy đường dây điện trên đường Phan Bội Châu

Thiệt hại lớn

Nhiều chủ rừng trồng cây trong hành lang an toàn lưới điện cao áp 

Đầu năm 2020, ông Hồ Văn Nam, trú tại xã Hồng Trung (A Lưới) trong quá trình cưa cây đã để cây đổ vào đường dây, gây mất điện tại nhiều địa phương lân cận. Đây là 1 trong số hơn 40 vụ vi phạm HLATLĐCA xảy ra tại các địa phương trên địa bàn tỉnh, gây thiệt hại lớn cho ngành điện và làm gián đoạn sản xuất kinh doanh.

Theo Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế (Công ty Điện lực tỉnh), từ quý IV năm 2019 đến nay, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 41 vụ vi phạm do người dân chặt cây, khai thác rừng trồng gây ra, làm mất điện trên diện rộng, ảnh hưởng đến việc cung cấp điện trên toàn địa bàn tỉnh. Trong đó, 22/41 vụ đã xác định được đối tượng, số còn lại không xác định vì sau khi xảy ra sự cố người dân đã bỏ trốn. Đối với các vụ xác định được người vi phạm, công ty đã phối hợp với chính quyền địa phương ra quyết định xử phát theo quy định của pháp luật, trong đó xử phạt cảnh cáo 14 trường hợp, phạt tiền 1 trường hợp đối với chủ rừng tại xã Nhâm (A Lưới) 1 triệu đồng, các trường hợp còn lại đang thụ lý hồ sơ chờ xử lý.

Chính quyền địa phương và lực lượng công an huyện A Lưới lập biên bản xử phạt đối với các chủ rừng do chặt cây gây gãy đỗ vào đường dây điện

Phó Giám đốc Công ty Điện tỉnh Nguyễn Đại Phúc cho biết, hiện nay, các văn bản quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực điện lực rất cụ thể, rõ ràng.

Nghị định số 14 của Thủ tướng Chính phủ ngày 26/02/2014 quy định chi tiết thi hành Luật điện lực về an toàn điện và Nghị định số 134 quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, nếu không có sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương và sự hợp tác của người dân, thì ngành điện rất khó để xử lý dứt điểm các đối tượng này.

Đẩy mạnh tuyên truyền 

Theo ông Phúc, thời gian qua, nhằm bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp, bảo vệ tính mạng và tài sản của Nhà nước, Nhân dân, đồng thời cung cấp điện an toàn, liên tục, phục vụ sản xuất, công ty đã thực hiện nhiều giải pháp như phối hợp với chính quyền địa phương trong công tác tuyên truyền về HLATLĐ qua các hình thức phát văn bản, tờ rơi, đài phát thanh… đến từng người dân.

Bên cạnh đó, ngành điện kịp thời phát hiện và khai báo với chính quyền địa phương về các trường hợp vi phạm, thực hiện đặt biển cảnh báo tại các chân trụ điện đi qua khu vực rừng trồng cùng với số điện thoại hotline và sự nguy hiểm khi cây ngã đổ vào đường dây để chủ rừng và những người khai thác phối hợp với ngành điện trong việc chặt cây.

Công ty Điện lực phải sử dụng xe ứng cứu và xử lý sự cố điện để xử lý các trường hợp cây ngã đỗ vào đường dây điện

Tuy nhiên, bên cạnh một số ít người dân, chủ rừng trồng đã có ý thức, nhận thức được về mối nguy hiểm về điện, đã gọi điện báo, phối hợp với điện lực các địa phương để chặt cây, thu hoạch rừng trồng nhằm đảm bảo an toàn cho con người và lưới điện, thì còn nhiều chủ rừng khi khai thác cây vẫn tùy tiện, không thực hiện nghiêm các quy định, một phần do hạn chế về ý thức chấp hành của người dân, nhất là người dân ở vùng sâu, vùng xa.

Khi đến mùa thu hoạch cây, người dân chặt hạ cây mà không thông báo phối hợp với đơn vị quản lý vận hành lưới điện. Đặc biệt, sau khi xảy ra sự cố thì các chủ rừng tự động thu dọn, bỏ trốn, cố tình che giấu hành vi vi phạm của mình.

Để hạn chế tình trạng khai thác cây rừng làm ảnh hưởng đến HLATLĐCA, thời gian tới, công ty tiếp tục chỉ đạo các đơn vị nhằm đưa ra các biện pháp giải quyết kịp thời, triệt để. Đồng thời, phối hợp với các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng về HLATLĐ để các tổ chức, cá nhân thấy được sự nguy hiểm về tính mạng cũng như tài sản do vi phạm hành lang bảo vệ an toàn lưới điện; vận động nhân dân chia sẻ để cùng phối hợp với nhân viên điện lực chặt tỉa cây đảm bảo an toàn trước khi khai thác, thu hoạch rừng. Rất cần sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương, xử phạt nặng các trường hợp vi phạm, từ đó tạo tính răn đe để tăng nhận thức của người dân, nhất là các chủ rừng.

Bài, ảnh: THANH HƯƠNG

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khánh thành công trình thanh niên "Thắp sáng đường quê" tại A Lưới

Ngày 24/12, Đoàn viên thanh niên, Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế (PC Thừa Thiên Huế) phối hợp với Đoàn khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh và chính quyền địa phương tổ chức khánh thành công trình thanh niên "Thắp sáng đường quê" tại thôn A Rom, xã Hồng Hạ (A Lưới).

Khánh thành công trình thanh niên Thắp sáng đường quê tại A Lưới
Ngành điện có nhiều hoạt động ý nghĩa trong tháng “Tri ân khách hàng”

Ngày 12/12, Lãnh đạo Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế (PC Thừa Thiên Huế) thông tin: Từ tháng 11/2024, đơn vị đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa trong tháng “Tri ân khách hàng” năm 2024, hướng đến chào mừng Kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống ngành Điện lực Việt Nam (21/12/1954 - 21/12/2024).

Ngành điện có nhiều hoạt động ý nghĩa trong tháng “Tri ân khách hàng”
Điện lực Thừa Thiên Huế: Triển khai các giải pháp ứng phó trong mùa mưa bão

Trên tinh thần chủ động phòng, chống, giảm thiểu các thiệt hại do thiên tai gây ra, khắc phục nhanh sự cố để sớm cấp điện trở lại, Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế (PC TTH) và các điện lực trực thuộc đã triển khai đồng bộ các phương án, đảm bảo ứng phó kịp thời trong mùa mưa bão.

Điện lực Thừa Thiên Huế Triển khai các giải pháp ứng phó trong mùa mưa bão

TIN MỚI

Return to top