ClockThứ Năm, 21/01/2021 13:45

Tập trung hỗ trợ các sản phẩm làng nghề và OCOP

TTH - Giai đoạn 2021 - 2025, nguồn vốn khuyến công (KC) không đầu tư dàn trải mà tập trung hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn, các sản phẩm gắn với làng nghề và các sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn (CNNT) tiêu biểu nhằm đưa sản phẩm “made in Huế” vươn xa.

Đường đến OCOP

Năm 2020 đề án khuyến công hỗ trợ kinh phí cho Công ty TNHH MTV Viết Bảo BQ đầu tư công nghệ in vải áo dài nhằm phát triển sản phẩm áo dài Huế

Cuối năm 2020, Trung tâm KC và Tư vấn phát triển công nghiệp, Sở Công thương vừa nghiệm thu đề án hỗ trợ đầu tư hệ thống máy sấy mây tre cho HTX Mây tre đan Bao La (Quảng Điền). Máy có chức năng sấy các loại sản phẩm mây tre đan có kích cỡ lớn, số lượng nhiều nên tạo điều kiện thuận lợi cho cơ sở sản xuất các đơn hàng lớn.

Giám đốc HTX Mây tre đan Bao La, ông Võ Văn Dinh cho rằng, để phục vụ sản xuất, năm 2010 HTX đã đầu tư lò sấy mây tre, song máy có công suất nhỏ và chỉ sấy được các sản phẩm có kích cỡ nhỏ, trong khi đơn hàng ngày càng nhiều, mẫu mã đa dạng nên máy không đáp ứng được. Nhận được hỗ trợ của nguồn vốn KC 71 triệu đồng, HTX đầu tư 156 triệu đồng trang bị hệ thống sấy công suất lớn, sấy được các loại mây tre cỡ lớn nên tiết giảm nhiên liệu và nhân công, đồng thời nâng công suất sấy lên gấp 5 lần so với trước.

Theo ông Dinh, từ khi thành lập đến nay, nguồn vốn KC đã hỗ trợ kinh phí đầu tư 3 thiết bị hiện đại phục vụ sản xuất, đó là máy cắt khắc lazes, máy sấy và máy tiện, góp phần giúp HTX mở rộng quy mô, phát triển sản xuất và tạo ra nhiều mẫu mã mới để hoàn thiện bộ sưu tập hàng lưu niệm - quà tặng đáp ứng nhu cầu thị trường. 

Năm 2020, Sở Công thương triển khai chương trình KC theo hướng tập trung hỗ trợ phát triển CNNT gắn với đề án phát triển CNNT trên địa bàn tỉnh đến năm 2025. Trong đó, tập trung hỗ trợ các cơ sở sản xuất kinh doanh sản phẩm thủ công mỹ nghệ, sản phẩm đặc sản Huế phát triển các sản phẩm mới có giá trị kinh tế, kỹ thuật và mỹ thuật phục vụ thị trường, góp phần tạo sức lan tỏa đến với cộng đồng.

Trong năm, nguồn KC quốc gia có 2 đề án với tổng kinh phí thực hiện gần 1,4 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách là 500 triệu đồng. Đối với nguồn vốn KC địa phương, có 20 đề án được triển khai với tổng kinh phí thực hiện trên 4,2 tỷ đồng, trong đó vốn KC địa phương (ngân sách tỉnh) hỗ trợ trên 1,2 tỷ đồng. Các đề án hỗ trợ tập trung vào lĩnh vực sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, đặc sản Huế, quà tặng - lưu niệm, như đầu tư máy móc phát triển nghề thêu áo dài, công nghệ in áo dài, sản xuất tinh dầu tràm, đệm bàng, đàn ghi ta…

Giám đốc Sở Công thương Nguyễn Thanh cho rằng, để nguồn vốn KC phát huy giá trị và theo định hướng phát triển sản phẩm CNNT của tỉnh, năm 2021 sẽ tập trung hỗ trợ các sản phẩm gắn với làng nghề truyền thống, gắn với nghệ nhân và ưu tiên các đề án phát triển sản phẩm OCOP, sản phẩm được bình chọn là sản phẩm CNNT tiêu biểu các cấp. Năm 2021, Sở triển khai thực hiện hiệu quả các kế hoạch KC, xúc tiến thương mại, triển khai đề án phát triển CNNT nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở CNNT đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp trên địa bàn.

Cùng với chương trình KC, Sở triển khai xây dựng giải pháp phát triển thương mại điện tử, trong đó chú trọng hoạt động hỗ trợ các doanh nghiệp ứng dựng thương mại điện tử trong hoạt động sản xuất, kinh doanh để tăng cường quảng bá sản phẩm trên các sàn giao dịch điện tử như Amazon, Ebay... để quảng bá thương hiệu và mở rộng thị trường.

Bài, ảnh: Thanh Hương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hệ thống thanh toán kỹ thuật số và lưới điện toàn khu vực ASEAN là chìa khóa liên kết khu vực

Bộ trưởng Ngoại giao Singapore Vivian Balakrishnan nhận định, một hệ thống thanh toán kỹ thuật số và lưới điện trải dài khắp tất cả các thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) chính là chìa khóa để tạo nên mối liên kết chặt chẽ hơn giữa các quốc gia trong khối khu vực.

Hệ thống thanh toán kỹ thuật số và lưới điện toàn khu vực ASEAN là chìa khóa liên kết khu vực
Làng nghề làm nón lá ở Thanh Tân

Hình thành từ lâu nhưng sau bao thăng trầm, nghề làm nón (chằm nón)ở làng Thanh Tân (xã Phong Sơn, thị xã Phong Điền) hiện vẫn lưu giữ được nét đẹp truyền thống và tạo nguồn thu nhập đáng kể cho người dân địa phương.

Làng nghề làm nón lá ở Thanh Tân

TIN MỚI

Return to top