ClockThứ Bảy, 15/04/2023 06:39

Kết nối đưa công nghệ vào sản xuất nông nghiệp

TTH - Nhờ sự hỗ trợ đắc lực của khoa học công nghệ (KHCN), trong đó chủ thể là các nhà nghiên cứu khoa học, nhà sáng chế... nhiều mô hình nông nghiệp công nghệ cao hình thành trên địa bàn tỉnh. Một số sản phẩm nông nghiệp xây dựng được thương hiệu và từng bước khẳng định chỗ đứng trên thị trường.

Sản xuất theo chuỗi giá trị nông nghiệp bền vữngGập ghềnh nông sản vào siêu thị“Truyền lửa” nông nghiệp hữu cơ

leftcenterrightdel
 Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng

Nhiều ưu việt mang lại

Phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, công nghệ cao, đổi mới KHCN được xem là một trong những giải pháp then chốt, trọng tâm mà ngành nông nghiệp lựa chọn. Các nhà khoa học, nhà nghiên cứu đã chứng minh, ứng dụng KHCN đang và sẽ giải quyết nhiều thách thức trong phát triển nông nghiệp bằng những ưu việt từ công nghệ như: công nghệ sinh học, công nghệ nhà kính, công nghệ tưới nhỏ giọt, công nghệ cảm biến, tự động hóa, internet vạn vật… Ưu việt rõ rệt nhất là giúp sản xuất nông nghiệp tiết kiệm chi phí, tăng năng suất, hạ giá thành và nâng cao chất lượng nông sản, bảo vệ môi trường.

Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ (ƯDTB KHCN) trực thuộc Sở KH&CN là đơn vị có vai trò kết nối chuyển giao công nghệ vào sản xuất. Những năm qua, trung tâm đã thực hiện một số dự án cấp Trung ương, cấp tỉnh và cấp cơ sở về xây dựng các mô hình về lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao. Đơn cử như mô hình sản xuất nấm sò, mộc nhĩ và linh chi được thực hiện tại 6 huyện: Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc, Nam Đông và A Lưới sử dụng công nghệ nhân giống nấm dạng dịch thể tiên tiến, với hiệu suất cấy, khả năng vận chuyển, lưu giống và thời gian ươm sợi vượt trội so với giống nấm cũ. Quá trình sản xuất nấm thương phẩm được áp dụng công nghệ tưới phun sương tự động hóa điều khiển bằng smartphone. Thành công bước đầu của mô hình là sự lan tỏa, nhân rộng trên địa bàn tỉnh với hàng nghìn hộ dân phát triển ngành nghề trồng nấm.

Mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi dê tại huyện A Lưới cũng đang góp phần nâng cao nhận thức và thay đổi tập quán chăn nuôi của người dân địa phương, phát triển và nâng cao chất lượng đàn dê tại vùng dự án. Với công nghệ chăn nuôi dê bán chăn thả, cùng công nghệ trồng cỏ làm thức ăn tại chỗ và công nghệ ủ, chế biến thức ăn từ nguồn phụ, phế phẩm nông nghiệp có sẵn tại địa phương góp phần hạn chế tối đa dịch bệnh và nguy cơ giảm đàn do chết rét, chết đói của đàn dê tại địa phương.

Thúc đẩy nền nông nghiệp bền vững

Thực tế cho thấy, làm nông nghiệp theo hướng truyền thống không đem lại lãi cao cho người dân mà nguy cơ đối mặt với nhiều rủi ro về mất mùa, mất giá... là rất lớn. Vì vậy, việc ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp sẽ giúp nông dân chủ động trong sản xuất, khắc phục được tính mùa vụ, tác động dịch bệnh, giảm sự lệ thuộc vào thời tiết, khí hậu, diện tích canh tác, đáp ứng nhu cầu thị trường về chất lượng nông sản.

Với mô hình chăn nuôi gà sử dụng chế phẩm chitosan oligosaccharide (COS) trên địa bàn huyện Quảng Điền và TX. Hương Thủy đang được nhiều hộ nuôi áp dụng, giúp con nuôi có đề kháng tốt, tỷ lệ sống cao, không cần sử dụng các loại thuốc bổ, men tiêu hóa và các loại thuốc điện giải hằng ngày và cho chất lượng thịt săn chắc, ít mỡ. Mô hình chăn nuôi gà ứng dụng chế phẩm COS là mô hình tiên tiến, theo hướng bền vững, an toàn sinh học và hạn chế đến mức thấp nhất không sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi.

Mô hình trồng cà chua an toàn trong nhà màng theo hướng hữu cơ tại huyện Quảng Điền; mô hình nuôi cá lóc, cá trê tuần hoàn trong bể xi măng nhằm giảm thiểu tác động ô nhiễm môi trường nước tại Vinh Mỹ (Phú Lộc)... cho năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện kinh tế hộ gia đình, đảm bảo yêu cầu vệ sinh môi trường, yêu cầu của người tiêu dùng về nông sản sạch. Những mô hình này không chỉ tạo ra hiệu quả kinh tế, mà còn là tiêu chí để xây dựng Chương trình nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh.

Theo ông Lê Đình Hoài Vũ, Giám đốc Trung tâm ƯDTB KHCN, để kết nối, thúc đẩy hơn nữa việc ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho người nông dân, cung cấp sản phẩm chất lượng cho thị trường, trung tâm tiếp tục liên kết với đội ngũ các nhà khoa học của các trường đại học, viện nghiên cứu, tổ chức nghiên cứu. Đồng thời kết nối với người dân, hợp tác xã, DN để thương mại kết quả nghiên cứu KHCN trong lĩnh vực nông nghiệp, sinh học, công nghiệp và môi trường nhằm đáp ứng được yêu cầu nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa và phục vụ đời sống của người dân.

Để đưa sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tiến xa hơn, các ngành chức năng, nhà khoa học, chính quyền địa phương cùng tiếp tục hỗ trợ các DN, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh tham gia chuỗi giá trị trong việc thiết kế bao bì, tem nhận diện, truy xuất nguồn gốc sản phẩm và xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường cho các nông sản công nghệ cao.

Bài, ảnh: HOÀI THƯƠNG
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hướng đến nông nghiệp công nghệ cao

Sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, an toàn thực phẩm là mục tiêu xuyên suốt của TX. Hương Thủy trong tiến trình xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.

Hướng đến nông nghiệp công nghệ cao
Vui với nông nghiệp Quảng Điền

Kết thúc năm 2024, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Quảng Điền đã đạt được những kết quả ngoài mong đợi, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu cơ cấu lại ngành nông nghiệp huyện theo hướng nông nghiệp xanh, hữu cơ.

Vui với nông nghiệp Quảng Điền

TIN MỚI

Return to top