ClockThứ Ba, 23/08/2016 13:58

Bảo vệ thương hiệu dầu tràm Huế

TTH - Để bảo vệ thương hiệu dầu tràm Huế trước tình trạng thật, giả lẫn lộn, Sở Khoa học và Công nghệ đang tiến hành xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương đối với dầu tràm Huế.

Dầu tràm bán ở xã Lộc Thủy (Phú Lộc)

Thực giả lẫn lộn

Về xã Lộc Thủy (Phú Lộc), dầu tràm được bày bán hai bên QL1A với nhiều chai lọ, màu sắc khác nhau, chúng tôi không khỏi tò mò. Ghé vào quán cách chân đèo Phước Tượng khoảng 100m, bà chủ đon đả mời chào: “Đây là sản phẩm do người nhà tinh chế chuyên chất, mỗi chai chứa 150ml, giá 130 nghìn đồng. Nếu chú cần mua giá thấp hơn cũng có, một chai chỉ 50 nghìn đồng”. Nhìn hai chai dầu giống hệt nhau về kích thước cũng như màu sắc, tôi băn khoăn, bà chủ quán thực lòng: Tiền nào của ấy. Tìm đến địa chỉ được người quen giới thiệu là cơ sở chế biến dầu tràm ông Diệp ở thôn Phước Hưng, xã Lộc Thủy, người chủ ở đây cho biết: “Lâu nay cơ sở tôi chỉ bán dầu tràm Lộc Thủy, 130 nghìn đồng/chai 150ml. Dầu này do HTX Dầu tràm Lộc Thủy đặt hàng, không pha chế hóa chất khi chưng cất, dán nhãn mác đúng chuẩn nên không phải băn khoăn chuyện thực giả”. Theo lời ông Diệp, hiện trên thị trường đang bán nhiều loại dầu tràm giá 30- 40 nghìn đồng với dung tích 100ml. Với mức giá như thế, ông Diệp khẳng định, đó không phải dầu tràm do người dân xã Lộc Thủy tinh chế.

Dầu tràm thật giả lẫn lộn, bán nhiều giá khác nhau không chỉ xuất hiện ở xã Lộc Thủy, mà còn xảy ra ở các cơ sở chế biến dầu tràm dọc QL1A qua địa bàn Hương Trà, Phong Điền và các chợ lớn ở Huế. Chủ một cơ sở sản xuất kinh doanh dầu tràm có truyền thống gần 20 năm ở huyện Phong Điền cho biết, hiện ở Huế không ít cơ sở, cửa hiệu đã mua sỉ loại dầu giả pha chế hóa chất và hương liệu tràm chỉ với giá 300-400 nghìn đồng/lít. Sau đó, sang chiết, dán nhãn hiệu “dầu tràm nguyên chất”, bán cho khách với giá từ 1,2- 1,3 triệu đồng/lít. Bằng mắt thường, khách sẽ không phân biệt đâu là dầu thực, đâu là giả vì quan sát bằng mắt thường nó hội đủ các tính chất theo chuẩn dầu tràm truyền thống Huế, như có màu vàng thiên thanh, trong suốt, mùi dịu nhẹ..., nhưng khách mua về sau một thời gian sẽ không dùng được.

Xây dựng quy chuẩn chất lượng sản phẩm

Trước thực trạng dầu tràm thực giả lẫn lộn, cuối năm 2015, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tiến hành xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật địa phương đối với dầu tràm Huế. Sở KH&CN đã thành lập Ban soạn thảo quy chuẩn với sự phối hợp tham gia của Khoa Dược - Trường đại học Y Dược Huế và các đơn vị, ban, ngành chức năng liên quan. Ban soạn thảo tiến hành lấy 10 mẫu tinh dầu tràm trên địa bàn; trong đó huyện Phú Lộc 4 mẫu, Phong Điền 4 mẫu, thị xã Hương Thủy 1 mẫu và T.P Huế 1 mẫu, gửi đến Trường đại học Kastard - Thụy Điển để phân tích các thành phần lý, hóa học có trong tinh dầu tràm theo Quy chuẩn Dược điển Việt Nam IV. Đồng thời, thành lập hội đồng đánh giá cảm quan sản phẩm dầu tràm Huế, thông qua việc lấy thêm 25 mẫu dầu tràm ở các địa phương (Phú Lộc 10 mẫu, Phong Điền 9 mẫu, T.P Huế 5 mẫu, Quảng Điền 1 mẫu) theo tiêu chuẩn Việt Nam 8460:2010 về màu sắc, độ trong, mùi vị của dầu tràm. Ban soạn thảo tiến hành phân tích hàm lượng kim loại nặng, các tạp chất, việc ghi nhãn mác theo Nghị định 89/2006 của Chính phủ về nhãn hàng hóa và các văn bản hướng dẫn thi hành...

Ông Nguyễn Phước Nhân, Phó Trưởng Phòng Quản lý Đo lường, Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng tỉnh- thành viên Ban soạn thảo cho biết, việc xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương đối với sản phẩm dầu tràm Huế đang ở giai đoạn dự thảo vừa được đại diện các sở, ban ngành liên quan và các cơ sở sản xuất kinh doanh chế biến dầu tràm trên địa bàn tham gia đóng góp ý kiến về các nội dung quy định, trách nhiệm quản lý, sản xuất kinh doanh... Hiện, dự thảo quy chuẩn tiếp tục được thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng đến đầu tháng 10/2016, nhằm thu nhận các ý kiến đóng góp mọi người dân để chỉnh sửa hoàn thiện trình Bộ Y tế và Bộ KH&CN thẩm định, tạo điều kiện thuận lợi cho UBND tỉnh ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương đối với sản phẩm dầu tràm Huế. Ông Nhân cho rằng, sắp đến quy chuẩn này được công bố. Đó chính là thước đo để việc sản xuất, lưu thông sản phẩm dầu tràm trên địa bàn Thừa Thiên Huế tuân thủ đúng chuẩn, đảm bảo uy tín, an toàn chất lượng khi đến tay người tiêu dùng.

Minh Văn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 9/1, Công an TP. Huế tổ chức hội nghị triển khai công tác Công an năm 2025. Tham dự hội nghị có các ông: Lê Trường Lưu, UVTW Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng Đoàn ĐBQH TP. Huế; Phạm Đức Tiến, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; Nguyễn Thanh Bình, UVTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Huế.

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội
Người dân tập trung cập nhật sinh trắc học trong ngày làm việc đầu năm

Dù đã có nhiều thông báo về việc cập nhật sinh trắc học trước thời điểm 1/1/2025 để đảm bảo không bị dừng các giao dịch thanh toán trực tuyến, tuy nhiên, nhiều người dân vẫn chưa cập nhật sinh trắc học cho tài khoản ngân hàng điện tử. Vì thế trong ngày làm việc đầu tiên của năm 2025, các ngân hàng đều đón một lượng khách hàng đến cập nhật thông tin sinh trắc học rất đông

Người dân tập trung cập nhật sinh trắc học trong ngày làm việc đầu năm
Đô thị di sản và hướng đi riêng có của Huế

Huế từ hôm nay, ngày 1/1/2025 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 của Việt Nam và được xem là “đô thị di sản” đầu tiên của Việt Nam. Không chỉ là đô thị di sản đẳng cấp của Việt Nam, Huế còn được các tổ chức thế giới đánh giá cao trong công cuộc bảo tồn những giá trị ngàn xưa để lại và được phát huy giá trị một cách hiệu quả với những đặc thù, riêng biệt.

Đô thị di sản và hướng đi riêng có của Huế
Xây dựng thương hiệu cho Thực phẩm Ogranic Vinh Xuân

“Cay, ngon, sạch” - sản phẩm nước ớt và tương ớt của Thực phẩm Ogranic Vinh Xuân do anh Tô Đông Thoạn, ở Vinh Xuân, Phú Vang sản xuất đã và đang được thị trường đón nhận. Hiện, chủ cơ sở sản xuất đang tập trung nguồn lực để xây dựng thương hiệu riêng khi Thực phẩm Ogranic Vinh Xuân vừa được chứng nhận là “Sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2023”.

Xây dựng thương hiệu cho Thực phẩm Ogranic Vinh Xuân

TIN MỚI

Return to top