ClockThứ Năm, 21/11/2024 17:38

“Chung tay gìn giữ môi trường”

TTH - Được triển khai vào cuối tháng 9 vừa qua, mô hình “Chung tay gìn giữ môi trường” giai đoạn 2024 – 2025 do Công ty cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Huế (HEPCO) phối hợp cùng Ban Dân vận Thành ủy Huế thực hiện đang cho thấy những tín hiệu tích cực trong hoạt động bảo vệ môi trường tại các khu dân cư.

Giữ cho những dòng sông luôn sạchHướng dẫn xây dựng môi trường không khói thuốc cho các đơn vị du lịch HEPCO kiến tạo môi trường làm việc số

 Công nhân vệ sinh môi trường cùng người dân thực hiện phong trào "Ngày Chủ nhật xanh". Ảnh: HEPCO

Vào mỗi dịp cuối tuần, người dân phường Đông Ba lại nhiệt tình tham gia phong trào “Ngày Chủ nhật xanh” nhằm giữ gìn vệ sinh và cải thiện môi trường sống. Đặc biệt, trong hơn một tháng trở lại đây, phong trào thêm phần ý nghĩa khi có sự góp mặt của những nhân vật rất đặc biệt: Các công nhân vệ sinh môi trường đến từ HEPCO. Đây là hoạt động của mô hình “Chung tay gìn giữ môi trường” khi người dân và các công nhân vệ sinh môi trường cùng nhau làm vệ sinh ở các khu vực dân cư, vừa tăng cường hiệu quả của việc làm sạch môi trường, vừa xây dựng mối quan hệ tốt hơn, gần gũi hơn giữa người dân và công nhân vệ sinh môi trường.

“Từ ngày mô hình “Chung tay gìn giữ môi trường” được triển khai, chúng tôi hăng hái hơn khi tham gia các phong trào “Ngày Chủ nhật xanh”, “Chủ nhật vì cộng đồng”. Việc này vừa góp phần giữ gìn môi trường sống ở khu dân cư sạch đẹp, vừa giúp đỡ các anh chị công nhân vệ sinh môi trường để họ bớt vất vả hơn”, ông Nguyễn Cảnh Minh, người dân phường Đông Ba chia sẻ.

Mô hình “Chung tay gìn giữ môi trường” hiện đang được thực hiện thí điểm tại 6 phường trung tâm của TP. Huế gồm: Vĩnh Ninh, Phú Nhuận, Phú Hội, Đông Ba, Kim Long và Hương Long. Mô hình được kỳ vọng sẽ nâng cao trách nhiệm, nhận thức và hành động của các tầng lớp nhân dân để việc giữ gìn vệ sinh môi trường trở thành thói quen, nếp sống văn minh đô thị của mỗi công dân, hộ gia đình, cơ sở kinh doanh, cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố. Đồng thời, phát huy vai trò của thôn, tổ dân phố trong việc phối hợp, kết nối với lực lượng Tổ sản xuất của HEPCO, trực tiếp là công nhân vệ sinh môi trường thực hiện tuyên truyền, vận động người dân chấp hành nghiêm túc các quy định, thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường, tích cực hưởng ứng mô hình, tham gia các phong trào “Ngày Chủ nhật xanh”, “Chủ nhật vì cộng đồng”, xây dựng thôn, tổ dân phố và khu dân cư văn minh, xanh - sạch - đẹp.

Theo ông Trần Hữu Ân, Phó Tổng Giám đốc HEPCO, thông qua mô hình “Chung tay gìn giữ môi trường”, HEPCO mong muốn tạo mối quan hệ gắn bó, gần gũi, thân thiện, gắn kết giữa các công nhân vệ sinh môi trường với người dân tại các thôn, tổ dân phố, khu dân cư; hướng đến xây dựng hình ảnh mỗi công nhân vệ sinh môi trường là mỗi “sứ giả” cùng với hệ thống chính trị ở cơ sở chuyển tải các thông điệp về bảo vệ môi trường đến người dân.

“Để thực hiện mô hình hiệu quả, ở các phường thí điểm đã thành lập những tổ tuyên truyền tại các thôn, tổ dân phố. Lực lượng này có 7 – 9 người bao gồm thành viên Tổ dân vận thôn, tổ dân phố và lực lượng Tổ sản xuất HEPCO trên địa bàn. Tổ tuyên truyền có nhiệm vụ vận động người dân địa phương nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm giữ gìn vệ sinh môi trường xanh - sạch - đẹp; thực hiện phân loại rác tại nguồn, đổ rác đúng giờ, đúng nơi quy định, đốt vàng mã trong thùng…”, ông Trần Hữu Ân thông tin.

Trong quá trình thực hiện mô hình, HEPCO cũng thường xuyên trao đổi thông tin với người dân thông qua sinh hoạt định kỳ “Cà phê Ngày Chủ nhật xanh” hàng tuần để tiếp nhận thông tin phản ánh của người dân về thái độ, trách nhiệm trong công việc của công nhân vệ sinh môi trường tại địa bàn trực tiếp phụ trách, từ đó có hình thức biểu dương, nêu gương hoặc đề ra các giải pháp khắc phục phù hợp; phối hợp giải đáp những thắc mắc, kiến nghị của người dân trong quá trình thực hiện mô hình.

Nhờ sự hợp tác chặt chẽ giữa chính quyền, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư, mô hình “Chung tay gìn giữ môi trường” được kỳ vọng sẽ là một bước tiến mới trong công cuộc bảo vệ môi trường, hứa hẹn trở thành mô hình tiêu biểu, góp phần nâng cao cải thiện môi trường đô thị tại thành phố Huế.

ĐĂNG TRÌNH
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thương mại điện tử và những tác động tới môi trường

Thương mại điện tử toàn cầu đã tăng trưởng đều đặn trong thập kỷ qua. Việc số hóa cuộc sống hiện đại cùng sự ra đời của các công nghệ mới đã hoàn toàn thay đổi hành vi mua sắm của người dân. Trong thập kỷ qua - đặc biệt là trong giai đoạn đại dịch COVID-19, số lượng người mua hàng trực tuyến đã tăng với tốc độ chưa từng có, biến thương mại điện tử thành một ngành công nghiệp trị giá hàng tỷ USD.

Thương mại điện tử và những tác động tới môi trường
Tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, thân thiện

Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thông qua các hoạt động đồng hành hỗ trợ nhà đầu tư đã và đang tạo được hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động xúc tiến đầu tư cũng như thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, thân thiện
Mưa rét kéo dài làm cá nuôi lồng bị chết

Thông tin từ Chi cục Thủy sản tỉnh ngày 20/12, do thời tiết mưa lạnh, diễn biến phức tạp, vừa qua, vùng nuôi cá lồng trên đầm phá tại thôn Thai Dương Hạ Nam, xã Hải Dương (TP. Huế) có 22 lồng cá bị chết với số lượng hơn 14 ngàn con cá ong căn, hồng, mú, nâu, dìa, vẫu, hanh…

Mưa rét kéo dài làm cá nuôi lồng bị chết
Giữ gìn môi trường sạch đẹp

Huế đã có thương hiệu thành phố xanh, môi trường sống sạch, đẹp là điều không chỉ người dân sở tại mà du khách, những người xa quê trở về đã nhận định, thán phục. Kết quả đó, ngoài thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả "Ngày Chủ nhật xanh", còn đến từ ý thức giữ gìn thành phố xanh, sạch, đẹp của người dân.

Giữ gìn môi trường sạch đẹp

TIN MỚI

Return to top