ClockThứ Ba, 24/10/2023 16:50

Chủ động ứng phó mưa lũ cho nuôi trồng thuỷ sản

TTH.VN - Theo Chi cục Thuỷ sản tỉnh, đa số các thông số môi trường tại 15 điểm nuôi trồng thủy sản (NTTS) được kiểm tra từ đầu tháng 10 đến nay đều nằm trong giới hạn cho phép. Trừ thông số độ mặn tại thị trấn Sịa (Quảng Điền), các xã Hải Dương, Hương Phong, phường Thuận An (TP. Huế), xã Phú Xuân (Phú Vang), xã Giang Hải (Phú Lộc) dưới ngưỡng của giới hạn cho phép NTTS.

Thu hoạch nông sản tránh lũGấp rút thu hoạch thủy sảnThu hoạch thủy sản vượt lũ

 Kiểm tra chất lượng tôm nuôi

Từ đầu tháng 10 đến nay xảy ra mưa to đến rất to làm ngập lụt nhiều vùng và gây ngọt hóa vùng đầm phá, bất lợi cho NTTS.

Trong thời gian tới, dự báo có khả năng hình thành một áp thấp nhiệt đới đi vào Biển Đông và các đợt không khí lạnh gây mưa to, các hồ chứa tiếp tục phải điều tiết nước về hạ du nên trên các sông nước sẽ đục và có nhiều phù sa, các chất lơ lửng này dễ bám vào mang cá gây bệnh, chết.

Bà Phan Thị Thu Hồng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thuỷ sản tỉnh thông tin, Chi cục Thuỷ sản yêu cầu các địa phương triển khai đến người dân các biện pháp ứng phó, bảo vệ thuỷ sản nuôi. Trong đó, vận động người dân thu hoạch toàn bộ, hoặc thu tỉa thủy sản nuôi khi đạt kích cỡ thương phẩm, kết hợp nạo vét kênh mương, đặt ống xả tràn, phát quang cành cây quanh bờ ao để bảo vệ thuỷ sản.

Các hộ nuôi bố trí neo đậu, kiểm tra, gia cố hệ thống dây neo, phao lồng, vệ sinh lồng bè thông thoáng. Khi cần thiết phải di chuyển lồng bè vào khu vực kín gió, có dòng chảy nhẹ, độ mặn ổn định đối với nuôi vùng nước lợ và nước mặn). Trường hợp không di chuyển được lồng bè cần che chắn mặt lồng, bè bằng lưới có kích thước mắt lưới phù hợp để hạn chế thủy sản nuôi thoát ra ngoài.

Tại từng ao hồ, lồng bè chuẩn bị đầy đủ các trang thiết bị, hóa chất, nguyên nhiên vật liệu (lưới, đăng chắn, dụng cụ cọc tre, cuốc xẻng, máy phát điện, mô tơ quạt nước, vôi, thuyền, phao cứu sinh…) để chủ động gia cố, sửa chữa hệ thống bờ ao, cống, đăng chắn khi có tình huống xấu xảy ra.

Khi có dự báo bão, lũ phải sơ tán lao động về nơi trú ẩn an toàn, đảm bảo không có thiệt hại về người. Sau bão, lũ cần xả bớt nước trên tầng mặt để giảm bớt lượng nước mưa trong ao. Sau đó, tiến hành chạy máy quạt nước, sục khí nhằm hạn chế sự phân tầng nước đối với những ao nuôi thâm canh có mật độ cao.

Các hộ nuôi phải kiểm tra, xử lý các yếu tố môi trường nước trong ao, nơi đặt lồng bè nuôi đảm bảo nằm trong giới hạn cho phép; bổ sung vitamin hoặc chế phẩm sinh học vào thức ăn để tăng sức đề kháng cho thủy sản nuôi. Quá trình nuôi phải thường xuyên theo dõi sức khỏe của thủy sản để có biện pháp xử lý kịp thời; sử dụng thuốc, hóa chất để tiêu độc, khử trùng và xử lý môi trường nước sau khi bão, lũ đi qua. Nếu có thủy sản bị chết cần xử lý theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn, tiêu độc, khử trùng và xử lý môi trường nước phù hợp.

 

Tin, ảnh: Hoàng Thế
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chủ động, sáng tạo “trên chính mảnh đất của mình”

Tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và một số nội dung quan trọng, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh: “Bây giờ là lúc phải hành động. Trên cơ sở chủ trương, chính sách chung của Đảng, Nhà nước và sự điều tiết của Trung ương, các địa phương phải trăn trở, suy nghĩ “trên chính mảnh đất của mình”, phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo để phát triển; từng cơ quan, đơn vị, địa phương phải đặt ra mục tiêu phấn đấu cụ thể để đóng góp vào hoàn thành mục tiêu chung của đất nước”. Các tỉnh, thành phố đang đứng trước đòi hỏi phải tạo nên được động lực mới cho phát triển kinh tế-xã hội và nâng cao đời sống tinh thần, vật chất cho người dân.

Chủ động, sáng tạo “trên chính mảnh đất của mình”
Đối ngoại Việt Nam năm 2024: Tích cực, chủ động góp phần tạo đà đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Trong năm 2024, thế giới tiếp tục quá trình biến đổi sâu sắc, có nhiều diễn biến mới, phức tạp, tác động đến tất cả mọi mặt đời sống xã hội. Năm 2024 cũng là năm đất nước bước vào giai đoạn nước rút thực hiện thắng lợi Nghị quyết Ðại hội XIII. Trong bối cảnh đó, công tác đối ngoại đã được triển khai đồng bộ, hiệu quả, với nhiều hoạt động sôi động, đạt được nhiều kết quả tích cực. Mặc dù môi trường bên ngoài biến động, Việt Nam tiếp tục nổi lên là một "điểm sáng" hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực. Những thành tựu "quan trọng, có ý nghĩa lịch sử" của đối ngoại từ đầu nhiệm kỳ đến nay như đánh giá của lãnh đạo chủ chốt tiếp tục được kế thừa, phát huy và góp phần vào những thành tựu chung của đất nước.

Đối ngoại Việt Nam năm 2024 Tích cực, chủ động góp phần tạo đà đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

TIN MỚI

Return to top