ClockThứ Năm, 25/07/2019 11:49

Chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai

TTH.VN - Đó là ý kiến của ông Trần Quang Hoài, Tổng Cục trưởng Tổng Cục PCTT, Phó Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh về thực hiện nhiệm vụ PCTT&TKCN năm 2019 vào sáng 25/7.

Ông Trần Quang Hoài phát biểu tại buổi làm việc

Về phía lãnh đạo tỉnh có ông Nguyễn Văn Phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và đại diện lãnh đạo các ban ngành liên quan…

Báo cáo với đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương nhấn mạnh, nắng nóng kéo dài trong thời gian qua ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp.

Toàn tỉnh có khoảng 2.000 ha lúa bị hạn nặng, thiếu nước tưới. Mực nước tại các hồ chứa lớn, nhỏ đều giảm ở mức thấp, có hồ khô kiệt không có khả năng chống hạn. Các chủ hồ đã thực hiện các biện pháp sửa chữa, khắc phục các công trình, nạo vét kênh mương, hồ chứa, đấu nối ống dẫn nước để phục vụ chống hạn; đồng thời điều tiết, sử dụng tiết kiệm, hợp lý nguồn nước nhằm đảm bảo sản xuất vụ hè thu… Nắng nóng diễn biến phức tạp gây ra nhiều vụ cháy rừng trên địa bàn tỉnh; tuy nhiên các cơ quan, ban ngành, các địa phương chủ động triển khai các biện pháp ứng phó, dập lửa kịp thời, hạn chế tối đa thiệt hại.

Phó Chủ tịch UBND thông tin, các cơ quan, ban ngành, chính quyền địa phương cũng đã chủ động triển khai các biện pháp PCTT&TKCN năm 2019 với phương châm “4 tại chỗ”; dự trữ lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm, nhiên liệu, các phương tiện, thiết bị cứu hộ cứu nạn đầy đủ theo kế hoạch. Các địa phương vận động Nhân dân dự trữ thêm lương thực, thực phẩm đảm bảo nhu cầu sinh sống tối thiểu trong 7 ngày khi có lũ lớn kéo dài…

Ông Trần Quang Hoài, Tổng Cục trưởng Tổng Cục PCTT, Phó Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT đánh giá cao công tác PCTT&TKCN hiệu quả của tỉnh, hạn chế tối đa thiệt hại trong nhiều năm qua. Đồng thời lưu ý, trước mắt các chủ công trình thủy lợi, thủy điện, cơ quan chức năng của tỉnh cần có biện pháp sử dụng nguồn nước sản xuất, sinh hoạt một cách hợp lý, tiết kiệm, tập trung ưu tiên sản xuất vụ hè thu. Tổng Cục Thủy lợi phối hợp với tỉnh đề xuất Bộ NN&PTNT có phương án hỗ trợ nạo vét, khơi thông các công trình thủy lợi phục vụ sản xuất trong điều kiện nắng hạn và lũ lụt.

Đối với các công trình đã bố trí vốn cần đẩy nhanh tiến độ thi công nhằm tránh thiệt hại do bão, lũ. Các ban ngành quản lý chặt chẽ các phương tiện tàu cá, kiểm tra, theo dõi thực hiện hệ thống giám sát hành trình tàu cá xa bờ nhằm chủ động ứng phó thiên tai… Trong khắc phục hậu quả thiên tai phải chủ động, nhanh chóng, hiệu quả, sớm ổn định cuộc sống, sản xuất và sinh hoạt cho Nhân dân.

Tin, ảnh: Hoàng Triều

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhật Bản đưa robot vào hoạt động ứng phó khẩn cấp ở khu vực nguy hiểm

Cục Phòng cháy, chữa cháy và ứng phó thảm họa Nhật Bản (FDMA) đang có kế hoạch triển khai robot cứu hỏa tự động và các phương tiện chuyên dụng khác, một phần trong nỗ lực nâng cao trang thiết bị và máy móc của các đội ứng phó khẩn cấp, được điều động đến các khu vực xảy ra động đất, lũ lụt và những thảm họa khác.

Nhật Bản đưa robot vào hoạt động ứng phó khẩn cấp ở khu vực nguy hiểm
Chủ động, sáng tạo “trên chính mảnh đất của mình”

Tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và một số nội dung quan trọng, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh: “Bây giờ là lúc phải hành động. Trên cơ sở chủ trương, chính sách chung của Đảng, Nhà nước và sự điều tiết của Trung ương, các địa phương phải trăn trở, suy nghĩ “trên chính mảnh đất của mình”, phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo để phát triển; từng cơ quan, đơn vị, địa phương phải đặt ra mục tiêu phấn đấu cụ thể để đóng góp vào hoàn thành mục tiêu chung của đất nước”. Các tỉnh, thành phố đang đứng trước đòi hỏi phải tạo nên được động lực mới cho phát triển kinh tế-xã hội và nâng cao đời sống tinh thần, vật chất cho người dân.

Chủ động, sáng tạo “trên chính mảnh đất của mình”
Đối ngoại Việt Nam năm 2024: Tích cực, chủ động góp phần tạo đà đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Trong năm 2024, thế giới tiếp tục quá trình biến đổi sâu sắc, có nhiều diễn biến mới, phức tạp, tác động đến tất cả mọi mặt đời sống xã hội. Năm 2024 cũng là năm đất nước bước vào giai đoạn nước rút thực hiện thắng lợi Nghị quyết Ðại hội XIII. Trong bối cảnh đó, công tác đối ngoại đã được triển khai đồng bộ, hiệu quả, với nhiều hoạt động sôi động, đạt được nhiều kết quả tích cực. Mặc dù môi trường bên ngoài biến động, Việt Nam tiếp tục nổi lên là một "điểm sáng" hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực. Những thành tựu "quan trọng, có ý nghĩa lịch sử" của đối ngoại từ đầu nhiệm kỳ đến nay như đánh giá của lãnh đạo chủ chốt tiếp tục được kế thừa, phát huy và góp phần vào những thành tựu chung của đất nước.

Đối ngoại Việt Nam năm 2024 Tích cực, chủ động góp phần tạo đà đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

TIN MỚI

Return to top