ClockThứ Bảy, 10/12/2022 06:45

Chẳng giải cứu được mãi

Kêu gọi tiêu thụ vịt cho nông dân

Ngành nông nghiệp Việt Nam đúng là… bấp bênh.

Nhìn trên mặt báo, cứ lâu lâu là thấy mấy chữ: “giải cứu”, “kêu cứu”. Nói về cảm xúc, khi nghe những từ này có một cảm giác rất bất an!

Hiện tại là “cứu giá thịt heo”.

Kêu thì kêu, nhưng có vẻ như mọi sự giải cứu đều mang tình hình thế và chẳng đi đến đâu. Chẳng qua là giải quyết được một vài khó khăn trước mắt nhưng đâu rồi lại hoàn đấy. Như thời gian vừa rồi, mặt hàng cam ở Nam Đông phải dùng đến giải pháp “hành chính” và tình cảm để tiêu thụ giúp cho bà con.

Nuôi lợn nạc hữu cơ ở Phong Điền. Ảnh: HẢI TRIỀU

Có thể nói, bản chất của nông nghiệp là bấp bênh. Mà cũng phải thôi, bởi nó phụ thuộc vào quá nhiều yếu tố. Người làm nông nghiệp sử dụng nhiều yếu tố đầu vào nhưng dường như chẳng mấy yếu tố là chủ động được. Lại còn ảnh hưởng đến một yếu tố khác bao trùm hơn là thời tiết. Ở chiều ngược lại, yếu tố đầu ra cũng chẳng được chủ động bởi một thị trường không đo đếm được một cách tốt nhất đầy đủ sức cung và cầu. Người làm cứ làm, lúc nào thị trường bị hụt thì được giá. Khi nào thị trường thừa hoặc gặp một yếu tố bất lợi nào khác thì giá sụt giảm. Mà giả sử như có những cảnh báo nào đó về mặt thị trường thì chưa chắc người sản xuất đã nghe.

Việc bảo quản, lưu kho, chế biến sau thu hoạch thì không được tiến hành tốt.

Giải quyết rốt ráo các vấn đề này là không hề dễ, nên có thể nói, những từ “kêu cứu”, “giải cứu” có thể khẳng định chắc chắn là nó sẽ vẫn còn lặp lại!

Trở lại vấn đề thời sự hiện tại là giá thịt heo đang thấp, người chăn nuôi lo lắng, những nhà quản lý thì “quan ngại” trước tình hình này. Nhưng làm sao để giải quyết thì chưa thể biết được.

Một vấn đề cần khẳng định là thị trường vẫn tiêu thụ thịt với số lượng không hề nhỏ. Tức là có thể không phải sức cầu yếu. Bằng chứng cho việc này là thịt lợn bán ra giá giảm chứ không phải không tiêu thụ được. Một vấn đề khác được nhìn nhận, là thịt lợn được nhập khẩu với số lượng lớn làm cho thị trường của ngành sản xuất trong nước bị thu hẹp. Theo số liệu thống kê của ngành hải quan, 11 tháng đầu năm nay, Việt Nam nhập khẩu thịt và các sản phẩm từ thịt khá lớn, 1,37 tỷ USD, tăng 5,7%. Trong khi giá bán ra hạ thì các yếu tố đầu vào lại tăng như thức ăn chăn nuôi, thú y.

Qua thực tế nêu trên chúng ta thấy được mấy điều: ngành chăn nuôi trong nước vẫn đang trong tình trạng cạnh tranh yếu, rất dễ bị ảnh hưởng khi hàng ngoại gia tăng sức cạnh tranh. Mới đây thôi, ngành lúa gạo cũng phát ra cảnh báo là gạo nhập khẩu nhiều, gần 1 triệu tấn trong năm 2021 làm ảnh hưởng đến ngành này trong nước. Chúng ta đã mở cửa hội nhập sâu, không còn cách nào khác là phải cạnh tranh. Trừ khi có những cam kết về hạn ngạch và lộ trình dỡ bỏ. Còn sử dụng các biện pháp mang tính kỹ thuật để hạn chế nhập khẩu thì không phải chỉ một mình chúng ta sử dụng mà cũng có thể các nước sẽ sử dụng. Cho nên, về lâu dài không có con đường nào khác là tính toán các yếu tố để tăng sức cạnh tranh của ngành.

Sự hỗ trợ của Nhà nước, nếu được sử dụng là thông qua chính sách mang tính vĩ mô để phát triển ngành, chứ khó có thể hỗ trợ trực tiếp về giá như một số kiến nghị. Đó là tạo điều kiện phát triển khoa học kỹ thuật, tạo quỹ đất phát triển vùng chăn nuôi, phát triển vùng nguyên liệu phục vụ cho ngành sản xuất thức ăn; phát triển mạnh ngành thú y, thuốc thú y để bảo vệ đàn gia súc, gia cầm… Chúng ta cần đặt một lộ trình để dần tự chủ (càng nhiều càng tốt) các yếu tố đầu vào như chế biến thức ăn, thuốc thú y chẳng hạn. Chứ thứ gì cũng nhập khẩu, thứ gì cũng sử dụng hàng ngoại thì lấy đâu tăng được tính cạnh tranh?

NGUYÊN LÊ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xuống đồng

Dù nông nghiệp được cơ giới hóa hỗ trợ như thế nào, thì những ngày xuống đồng làm đất chuẩn bị gieo cấy cho vụ mùa đông xuân của bà con nông dân cũng là “sự kiện” gây thương nhớ nôn nao cho bao người. Với Huế, đó là những ngày người nông dân nhọc nhằn xuống đồng sau thời gian đất nghỉ chờ qua mùa mưa lũ và phần nhiều là trong tiết trời của ngày đông giá lạnh. Dù thế, với bà con, mỗi ngày bám ruộng, bám đồng là một ngày nguyện ước mùa màng bội thu. Những cánh đồng cứ thế mơn mởn lộc non và ngời ngời sức sống trước khi tết Nguyên đán đem năm mới về.

Xuống đồng
Hướng đến nông nghiệp công nghệ cao

Sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, an toàn thực phẩm là mục tiêu xuyên suốt của TX. Hương Thủy trong tiến trình xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.

Hướng đến nông nghiệp công nghệ cao
Nông dân Phong Điền hiến gần 27.000 m² đất

Ngày 24/12, Hội Nông dân huyện Phong Điền tổ chức hội nghị tổng kết công tác Hội và phong trào Nông dân năm 2024; tổng kết thực hiện Nghị quyết 29-NQ/HNDTW của Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (Khóa VI) về “Nâng cao chất lượng phong trào Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2024”.

Nông dân Phong Điền hiến gần 27 000 m² đất
Vui với nông nghiệp Quảng Điền

Kết thúc năm 2024, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Quảng Điền đã đạt được những kết quả ngoài mong đợi, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu cơ cấu lại ngành nông nghiệp huyện theo hướng nông nghiệp xanh, hữu cơ.

Vui với nông nghiệp Quảng Điền

TIN MỚI

Return to top