ClockThứ Hai, 15/06/2015 16:21

Cần đối thoại, tìm phương án giải quyết dứt điểm

TTH - Cuối năm 2014, Báo Thừa Thiên Huế đã phản ánh tình trạng bụi khói và nổ mìn khi khai thác đá ở mỏ Khe Diều, Lộc Thuỷ (Phú Lộc) làm nhiều nhà cửa, lăng mộ của người dân trong khu vực rạn nứt, hư hỏng. Từ đó đến nay, dù người dân đã gõ cửa các đơn vị, ban, ngành chức năng can thiệp nhưng câu chuyện trên vẫn chưa có hồi kết.

Công ty 368 ngừng khai thác gần 10 ngày qua do những bức xúc từ phía ông Trần Lợi

 
Mất ăn, mất ngủ

Ông Trần Nguyễn Minh Quân, Phó Phụ trách Phòng Công thương Phú Lộc cho biết, sau khi nghe thông tin ông Trần Lợi bức xúc, gây áp lực phía Công ty 368, lãnh đạo UBND huyện Phú Lộc đã kiểm tra thực tế mỏ đá Khe Diều. Dịp này lãnh đạo huyện đã tuyên truyền vận động, giải thích cho ông Lợi để ứng xử đúng mực; đồng thời, chỉ đạo tổ chức cuộc họp vào trung tuần tháng 6/2015 với đầy đủ các ban ngành liên quan tham gia để lãnh đạo huyện đối thoại, trao đổi tìm phương án giải quyết dứt điểm thấu tình đạt lý đôi bên.

Trở lại xã Lộc Thuỷ những ngày này, đến đâu cũng nghe chuyện dân bất bình về tình trạng Công ty cổ phần Vật liệu Xây dựng 368 (Công ty 368) khai thác đá tại mỏ Khe Diều. Có mặt tại mỏ đá Khe Diều, thôn Thuỷ Cam, chúng tôi gặp ông Trần Lợi, đang cùng người vợ - bà Nguyễn Thị Sen (62 tuổi) bị tai biến và đứa cháu khoảng 5 tuổi trú trong túp lều tạm với vẻ mặt buồn bã, cách khu vực khai thác đá khoảng 100m.
Ông Lợi giãi bày: “Tôi sang đây để họ biết hoàn cảnh và sớm giải quyết cho tôi về chuyện nứt nhà, hư hỏng lăng mộ mà họ đã gây ra hơn nửa năm nay. Tôi đã gửi đơn đến các ban, ngành chức năng tỉnh, huyện nhờ can thiệp nhưng đến nay họ vẫn chưa giải quyết”. Theo ông Lợi, từ tháng 3 đến tháng 4/2014, Công ty 368 tăng công suất khai thác đá, nổ mìn làm chấn động rạn nứt ngôi nhà và 2 ngôi mộ của bố mẹ ông. Theo thẩm định từ các thợ xây ở địa phương về hư hỏng nhà cửa và lăng mộ, nếu sửa chữa kinh phí cần khoảng 150 triệu đồng; trong đó riêng ngôi nhà khoảng 125 triệu đồng.
Không chỉ hư hỏng về tài sản gia đình mà ông Lợi còn lo người vợ đang đau ốm không chịu nổi chấn động do tiếng nổ mìn hàng ngày. Vì mối lo này, ông Lợi nhiều lần gửi đơn đến các ban, ngành chức năng can thiệp. Đại diện Công ty 368 đã đến kiểm tra, xem xét mức độ hư hỏng nhà và lăng mộ; đồng thời hứa hỗ trợ tiền để sửa chữa nhưng đến thời điểm này vẫn không thấy động tĩnh. Ông Lợi nói: “Nếu Công ty 368 không giải quyết dứt điểm chuyện hư hỏng nhà cửa và lăng mộ, vợ chồng tôi sẽ ở mãi trong túp lều tạm này để phản đối việc nổ mìn khai thác đá hàng ngày của họ”.
Tại thôn Thuỷ Cam, ngoài gia đình ông, còn nhiều trường hợp khác bị rạn nứt nhà do nổ mìn của Công ty 368, đơn cử như ông Trần Văn Hiệp, ông Đỗ Vui... nhưng đến nay Công ty 368 vẫn chưa đả động đến chuyện bồi thường hay hỗ trợ. Bà Đỗ Thị Quả, vợ ông Hiệp nói: “Chúng tôi nhiều lần kiến nghị nhưng chẳng đâu vào đâu. Hàng ngày vào tầm sáng và trưa, những tiếng nổ mìn khai thác đá dội ra tại mỏ Khe Diều làm chúng tôi mất ăn mất ngủ”.
Cần giải quyết dứt điểm
Ông Trần Văn Hữu, Chủ tịch UBND xã Lộc Thuỷ cho biết, chuyện khai thác đá tại mỏ Khe Diều làm bức xúc người dân trong khu vực qua nhiều tháng nay; riêng ông Trần Lợi đã gửi đơn đến xã và các ban, ngành chức năng tỉnh, huyện về tình trạng ô nhiễm môi trường và tiếng nổ mìn làm chấn động rạn nứt nhà cửa, lăng mộ. Tình trạng trên, xã đã phối hợp các đơn vị, ban ngành thực tế thẩm định, xem xét mức độ ảnh hưởng môi trường sống khu vực và các nhà bị ảnh hưởng để có giải pháp khắc phục. Tuy nhiên, phía Công ty 368 và người dân chưa tìm nói chung nên kéo dài. Ông Hữu nói: “Việc ông Lợi đưa vợ - người bệnh sang ở cạnh khu vực mỏ Khe Diều gây áp lực Công ty 368 là điều không nên. Tuy nhiên ngành chức năng và Công ty 368 cũng nên xem xét, sớm có giải pháp can thiệp”.
Trao đổi với chúng tôi, ông Hà Cảnh Bình, Giám đốc Điều hành Công ty 368 cho biết, khi có đơn phản ánh của người dân, đơn vị khắc phục bằng việc cho xử lý nổ mìn tức thời gây chấn động, chuyển sang bắn visai điện để giảm tiếng ồn. Về việc các hộ dân bị ảnh hưởng nhà cửa, ông Bình cho rằng, đơn vị đã mời đại diện các sở, ban ngành liên quan đến thẩm định kiểm tra nhà các hộ dân được cho bị hư hỏng do nổ mìn khai thác đá của đơn vị. Song, nguyên nhân rạn nứt nhà của người dân, cụ thể nhà ông Trần Lợi, cách mỏ đá 630m là không nằm trong phạm vị rung chấn, ảnh hưởng khi mìn nổ của đơn vị (tầm ảnh hưởng rung chấn khi nổ mìn chỉ trong bán kính 300m). “Trường hợp nhà và lăng mộ của ông Lợi hư hỏng, xuống cấp chúng tôi chỉ hỗ trợ một phần; còn chuyện đền bù đơn vị không xây dựng được phương án, vì không có cơ sở”, ông Bình nói.
Lý lẽ của ông Bình chỉ mới một phía, tầm ảnh hưởng rung chấn khi nổ mìn khai thác đá của Công ty 368 nằm trong khoảng cách, phạm vi vẫn chưa rõ. Đơn vị chức năng vẫn chưa trực tiếp có mặt vào thời điểm Công ty 368 cho mìn nổ. Thực tế, nhà ông Lợi bị rạn nứt và lăng mộ của bố mẹ ông Lợi cũng bị hỏng do đá văng xảy ra trong thời điểm từ tháng 3 đến tháng 4/2014 khi Công ty 368 tăng công suất khai thác. Khách quan hơn, cần các ban ngành chức năng sớm vào cuộc thẩm định vấn đề cấp mỏ, nổ mìn để bảo đảm an toàn môi trường sống của người dân trong khu vực thôn Thuỷ Cam này!
Bài, ảnh: Minh Văn
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hàng hóa dịp cận Tết tăng nhẹ

Ngày 27/1 (tức ngày 28 Âm lịch), lãnh đạo Sở Công thương cho biết, bắt đầu từ ngày 26/1/2025 (27 Âm lịch), tình hình thị trường hàng hóa sôi động khi nhu cầu mua sắm tết của người dân tăng, tập trung vào các mặt hàng thực phẩm, trái cây, hoa…

Hàng hóa dịp cận Tết tăng nhẹ
Khu trung tâm & tầm nhìn theo hướng rồng bay

Một số biến chuyển thuận lợi trong bối cảnh quốc gia và quốc tế cho thấy: Đã đến lúc Huế có thể vươn mình thức dậy, giành lại vị thế một đô thị hàng đầu trong nước, như Cố đô Huế đã từng đạt được trước đây.

Khu trung tâm  tầm nhìn theo hướng rồng bay
“Huế thương” đi Mỹ

Đam mê ẩm thực quê nhà, cô gái trẻ người Huế (sống tại TP. Hồ Chí Minh) Phạm Lê Nguyên Hảo cùng cộng sự đã xây dựng thương hiệu Huế Thương, chuyên sản xuất các dòng sản phẩm đặc sản Huế đóng gói. Năm 2024, Huế Thương đã xuất khẩu hơn 100.000 sản phẩm đi Mỹ, trong đó bánh canh cá lóc Thủy Dương là mặt hàng chủ lực.

“Huế thương” đi Mỹ
Vượt cửa biển, băng đầm phá

Những cây cầu nối biển, vượt đầm phá được xây dựng không chỉ hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông kết nối liên vùng, mà còn thúc đẩy hình thành các đô thị ven biển, đô thị vệ tinh phục vụ phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), nâng cao đời sống của người dân.

Vượt cửa biển, băng đầm phá
Huế xanh

Trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn các giá trị di sản một lần nữa khẳng định mục tiêu của Huế là gìn giữ và phát huy các giá trị cốt lõi, có tính chiều sâu.

Huế xanh

TIN MỚI

Return to top