ClockThứ Sáu, 27/04/2018 14:49

Cải thiện PCI để thu hút đầu tư

TTH - Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) là thước đo sự hài lòng của doanh nghiệp (DN) đối với chính quyền địa phương về mức độ cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh. UBND tỉnh đã tập trung triển khai nhiều nhiệm vụ, giải pháp để nâng cao chỉ số xếp hạng PCI, tạo niềm tin và động lực để DN đến Huế đầu tư nhiều hơn.

Sẽ triển khai đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh các sở, ban, ngành, địa phươngChỉ số PCI: Chính quyền cần đồng hành cùng doanh nghiệpVị trí quan trọng nhưng xu hướng quan trọng hơnĐiểm số tăng nhưng vị thứ giảm

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Cao (bên phải) tiếp và làm việc với các đối tác Hàn Quốc 

Năm 2017, điểm số PCI của Thừa Thiên Huế tăng 2,69 điểm (từ 59,68 lên 62,37 điểm), đứng thứ 29/63 tỉnh, thành (năm 2016 là 23/63). Trong 10 chỉ số thành phần PCI, có 7 chỉ số tăng điểm và 3 chỉ số giảm điểm, trong đó có 6 chỉ số tăng bậc xếp hạng và 4 chỉ số giảm bậc xếp hạng.

Vị thứ giảm nhưng điểm số tăng

Theo kết quả xếp hạng PCI toàn quốc vừa được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố, năm 2017 là năm ghi nhận sự tăng điểm PCI của đồng loạt các địa phương. Điều này thể hiện các địa phương đang rất nỗ lực trong công tác cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh.

Riêng với Thừa Thiên Huế, ông Phan Thiên Định, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết, có 3 chỉ số giảm bậc mạnh trong năm 2016 gồm: “tính năng động”, “đào tạo lao động”, “tính minh bạch”, song lại được cải thiện rõ rệt trong năm 2017 và các chỉ số này lần lượt tăng 36, 10, 11 bậc. Như vậy, những nỗ lực của tỉnh trong việc triển khai các giải pháp nhằm cải thiện vị trí xếp hạng các chỉ số giảm bậc trong năm 2016 phần nào đã phát huy hiệu quả và đã được cộng đồng DN ghi nhận; trong đó, chỉ số “tính năng động” được cải thiện đáng kể nhất, tăng 36 bậc.

Điều này thể hiện, UBND tỉnh đã rất năng động, sáng tạo trong giải quyết vấn đề mới phát sinh; những vướng mắc, khó khăn của DN được chính quyền tỉnh tháo gỡ kịp thời thông qua đối thoại; tỷ lệ DN nhận được phản hồi và hài lòng về cách giải quyết vấn đề của các cơ quan nhà nước tỉnh sau khi phản ánh khó khăn, vướng mắc rất cao. “Đặc biệt năm nay, nhóm nghiên cứu PCI đã đưa vào đánh giá tình hình an ninh trật tự và hành động của chính quyền địa phương với vấn đề này. Điều đáng mừng là Thừa Thiên Huế thuộc top 5 các tỉnh/thành có số lượng DN bị trộm cắp thấp nhất và hiệu quả trong giải quyết các vụ mất trộm tài sản DN của cơ quan công an là cao nhất trong tất cả các tỉnh, thành. Điều này thể hiện trong quá trình đô thị hóa và tăng trưởng, tỉnh luôn nỗ lực hạn chế gia tăng tình trạng tội phạm trên địa bàn, nhằm xây dựng môi trường an toàn và bền vững cho tất cả các DN” - ông Phan Thiên Định cho biết thêm.

Phân tích các chỉ số giảm trên bảng xếp hạng, ông Phan Thiên Định cho rằng, trong 4 chỉ số giảm bậc, có 1 chỉ số tăng điểm là “tiếp cận đất đai”, tăng 0.34 điểm, chứng tỏ UBND tỉnh đã có nhiều động thái trong cải thiện chỉ số này. Tuy nhiên phải nhìn nhận rằng, chính quyền các tỉnh, thành khác đã có kế hoạch cải thiện tốt hơn, nên dù tăng điểm thì tỉnh cũng giảm 9 bậc; 2 chỉ số “gia nhập thị trường” và “cạnh tranh bình đẳng” với mức giảm bậc không đáng kể.

Đồng hành cùng DN

Để cải thiện chỉ số PCI trong thời gian đến, UBND tỉnh đã có nhiều cuộc họp với các sở, ban, ngành nhằm đưa ra các giải pháp. Ngoài việc tập trung vào vận hành các Trung tâm Hành chính công cấp tỉnh và cấp huyện, tỉnh quyết tâm thực hiện chuẩn hóa lại bộ thủ tục hành chính (TTHC) với phương châm cắt giảm những thủ tục không cần thiết và niêm yết công khai trên Cổng thông tin dịch vụ công của tỉnh, tiến hành cấp thẻ điện tử DN hướng đến tích hợp nhiều tính năng và thông tin trong thẻ nhằm tăng cường tiện ích và cắt giảm những thủ tục đã thể hiện trong thẻ.

Ông Phan Thiên Định cho biết thêm, cùng với đó, các sở, ngành, địa phương tiếp tục tăng cường bộ phận giám sát và kiểm soát chặt chẽ quy trình xử lý hồ sơ hướng đến 100% hồ sơ được giải quyết kịp thời và đúng hẹn với DN; tiếp tục rà soát và rút ngắn thời gian giải quyết TTHC như: giảm thời gian cấp quyết định chủ trương đầu tư từ 35 ngày xuống còn 20 ngày; xây dựng quy chế liên thông dấu- tài khoản ngân hàng- đăng ký kinh doanh giúp rút ngắn thời gian giải quyết TTHC từ 10 ngày xuống còn 3 ngày, từ 3 đầu mối làm việc xuống còn 1 đầu mối… Đồng thời, thực hiện một số sáng kiến trong việc xây dựng Hệ thống phần mềm liên thông giữa các ngành nhằm đảm bảo sự phối hợp nhanh chóng giữa các cơ quan, đơn vị trong thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ nhấn mạnh, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh là một trong những nhiệm vụ quan trọng được tỉnh tích cực chỉ đạo thực hiện. Quyết tâm của tỉnh trong việc cải thiện PCI đã rõ, đòi hỏi sự nỗ lực cao của các sở, ban, ngành, địa phương. Tỉnh đang tập trung tăng cường kỷ luật, kỷ cương, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu chất lượng công tác, thay đổi một cách cơ bản tinh thần, thái độ phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức với mục tiêu lấy tư duy hỗ trợ DN, đồng hành cùng DN làm chủ đạo, thay cho tư duy quản lý doanh nghiệp.

“Năm 2018, tỉnh ban hành Bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh các sở, ban, ngành và địa phương (DDCI) thuộc tỉnh. Bộ tiêu chí đánh giá phải đảm bảo 4 nguyên tắc cơ bản gồm: điểm số hóa, khách quan, độc lập; tương đồng với các tiêu chí đánh giá của Trung ương; đánh giá theo 4 cấp và đánh giá thường xuyên, liên tục. Bộ tiêu chí này nhằm hướng đến sự cải cách quyết liệt và đồng bộ trong việc nâng cao chất lượng giải quyết TTHC liên quan đến nhà đầu tư, DN của cả hệ thống chính quyền từ cấp cơ sở đến cấp tỉnh, qua đó cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh trên các lĩnh vực”- ông Phan Ngọc Thọ khẳng định.

Chưa chú trọng đúng mức doanh nghiệp thuộc nhóm nhỏ và siêu nhỏ

“Năm 2017, chỉ số “dịch vụ hỗ trợ DN” giảm đến 51 bậc. Nguyên nhân của vấn đề này có liên quan đến cơ cấu phân bố DN trả lời điều tra theo ngành do VCCI tiến hành. Theo đó, những DN thuộc nhóm được khảo sát, điều tra nhiều nhất là bán buôn, bán lẻ (37,4%); chế biến, chế tạo (16,2%); xây dựng (15,6%); hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ (8,5%). Điều này chỉ ra rằng, năm vừa qua, Thừa Thiên Huế tập trung khá nhiều cho việc hỗ trợ các DN có dự án đầu tư lớn, có tác động mạnh đến phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nhưng chưa trú trọng đúng mức đến các DN thuộc nhóm nhỏ và siêu nhỏ, nhất là nhóm DN bán buôn, bán lẻ, chế biến, chế tạo; đồng thời, do thắt chặt đầu tư công, nên các DN thuộc nhóm ngành xây dựng gặp nhiều khó khăn, trong khi đó tỉnh cũng chưa tìm ra giải pháp hữu hiệu để hỗ trợ cho nhóm này. Đây cũng là một vấn đề mà tỉnh cần phải tập trung khắc phục trong thời gian tới”, ông Phan Thiên Định chia sẻ.

Bài, ảnh: Thái Bình

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tuyên dương 12 đảng viên trẻ tiêu biểu

Sáng 24/1, Đoàn Khối Cơ quan và Doanh nghiệp TP. Huế tổ chức lễ dâng hoa, báo công lên Chủ tịch Hồ Chí Minh và tuyên dương đảng viên trẻ xuất sắc tiêu biểu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh. Hoạt động hướng đến kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025).

Tuyên dương 12 đảng viên trẻ tiêu biểu
THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Baosteel Huế cùng hành trình 10 năm phát triển và đóng góp

Công ty TNHH Baosteel Can Making (Huế Việt Nam) được nhận giấy chứng nhận đầu tư do Ban Quản lý Khu Công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế cấp (nay là Ban Quản lý Khu Kinh Tế, Công nghiệp TP. Huế) vào ngày 18/6/2015. Nhà máy được đặt tại Lô B-13, Khu công nghiệp (KCN) Phú Bài, phường Phú Bài, TX. Hương Thủy, TP. Huế. Đây là doanh nghiệp có vốn 100% nước ngoài (tổng vốn đầu tư là 84.833.300 USD) với ngành nghề đặc thù - ngành sản xuất lon nhôm duy nhất tại TP. Huế đến nay.

Baosteel Huế cùng hành trình 10 năm phát triển và đóng góp
Doanh nghiệp công nghệ số vươn ra biển lớn

Điểm nhấn công nghệ Việt Nam năm 2024 là sự kiện Tập đoàn NVIDIA (nhà sản xuất chip hàng đầu thế giới có giá trị vốn hoá 3.550 tỷ USD đã mua lại VinBrain của Tập đoàn Vingroup, tạo dấu mốc doanh nghiệp công nghệ Việt Nam vươn ra biển lớn.

Doanh nghiệp công nghệ số vươn ra biển lớn
Liên quan đến việc nâng cấp dữ liệu thuế:
Doanh nghiệp nộp hồ sơ khai thuế theo địa chỉ quận Thuận Hoá

Việc chưa việc đồng bộ dữ liệu của cơ quan thuế do có sự thay đổi về mã định danh các đơn vị hành chính trên địa bàn thành phố Huế không chỉ gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc chậm cập nhật các thông tin liên quan địa giới hành chính trên giấy đăng ký kinh doanh mà còn ảnh hưởng đến một số hoạt động của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp nộp hồ sơ khai thuế theo địa chỉ quận Thuận Hoá

TIN MỚI

Return to top