ClockThứ Bảy, 14/04/2018 06:00

Truyền đam mê hội họa

TTH - Lần đầu tiên, một hội thi sáng tạo mỹ thuật dành riêng cho học sinh THPT được Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh - Hội Sinh viên Trường đại học Nghệ thuật - Đại học Huế tổ chức. Đây là dịp để truyền cho các em tình yêu với mỹ thuật.

Gợi đam mê mỹ thuật cho trẻBồi dưỡng và phát triển tài năng cho sinh viên mỹ thuật

Lê Huỳnh Vĩnh Ngân và bức tranh về biển đảo quê hương của em

Diễn ra vào sáng 6/4 tại Trường Đại học Nghệ thuật, hội thi thu hút sự tham gia của 53 học sinh phổ thông trung học yêu thích mỹ thuật ở Phú Vang, Hương Trà, Quảng Điền và TP. Huế. Bám sát chủ đề cuộc thi “Tuổi trẻ Thừa Thiên Huế với quê hương, đất nước”, tranh của các em thể hiện vẻ đẹp, tình yêu quê hương, đất nước thông qua các đề tài vẽ về phong cảnh quê hương, văn hóa di sản Huế, về ngôi trường đang theo học… Nhiều em chưa từng học vẽ và lần đầu tiên tham gia cuộc thi về mỹ thuật nhưng đã sớm bộc lộ năng khiếu với hội họa, dẫu nét vẽ còn ngây ngô. Họa sĩ Phan Lê Chung, Bí thư Đoàn Trường đại học Nghệ thuật chia sẻ: “Tôi khá ngạc nhiên khi xem các em vẽ. Nhiều em ở huyện, lần đầu cầm cọ, dùng màu nước nhưng khả năng dùng cọ vẽ, diễn tả vờn khối, vờn nền khá điêu luyện”. 

Lần đầu tiên tham gia cuộc thi mỹ thuật nhưng Lê Huỳnh Vĩnh Ngân (lớp 12, Trường THPT Vinh Xuân) vẽ khá chuyên nghiệp. Bức tranh về biển đảo quê hương của Ngân với hình ảnh biển xanh, con tàu, đám mây có bố cục hài hòa, được Hội Mỹ thuật tỉnh chọn trao giải. Ngân kể: “Bức tranh này em chỉ vẽ theo cảm tính. Từ nhỏ đã thích vẽ, cấp 1, cấp 2 em học môn họa rất tốt nhưng lên cấp 3, em không có điều kiện theo học vẽ. Bẵng đi mấy năm, hôm nay em mới lại được họa màu”. Sau cuộc thi, Ngân bảo sẽ thi vào Trường Đại học Nghệ thuật, thay dự định thi vào trường kinh tế như trước đây.

Bức tranh của đôi bạn Ngô Thị Thu Thủy và Hoàng Thị Tố Uyên, học sinh lớp 11, Trường THPT Đặng Trần Côn chuyển tải được ý tưởng về trách nhiệm lớn lao của tuổi trẻ. Tuổi trẻ chung tay giữ gìn trái đất tươi đẹp, trong đó có hình ảnh đất nước Việt Nam, giữ gìn biển đảo quê hương, bảo vệ môi trường, giúp đỡ người cao tuổi... được các tác giả chuyển tải qua tác phẩm. Tố Uyên chia sẻ: “Tuổi trẻ thực hiện nhiều hành động thiết thực trong cuộc sống là thông điệp nhóm em muốn chuyển tải qua bức tranh này. Ý tưởng được em chắt lọc từ cuộc sống”. Chỉ học vẽ từ thuở cấp 1 và cấp 2 trong nhà trường, Uyên và Thủy khá bất ngờ khi bức tranh của mình đoạt giải nhất cuộc thi.

Họa sĩ Phan Lê Chung tâm sự: “Chúng tôi tổ chức cuộc thi mỹ thuật này để rèn luyện kỹ năng vẽ, khả năng cảm thụ, cảm xúc và thị hiếu thẩm mỹ cho các em học sinh. Đây cũng là dịp tuyên truyền, khơi dậy và phát huy truyền thống yêu quê hương, đất nước của tuổi trẻ thông qua các tác phẩm mỹ thuật. Thời gian tới, Đoàn trường sẽ phối hợp với các huyện đoàn, thị đoàn tổ chức các hoạt động tương tự ở các địa phương”. 

Trong bối cảnh nguồn tuyển sinh vào các trường nghệ thuật liên tục sụt giảm trong những năm qua, những hoạt động tương tự sẽ góp phần ươm mầm “tài năng mỹ thuật”, tạo ra các sân chơi gần gũi cho học sinh - những nhà mỹ thuật tương lai. Th.s Đỗ Xuân Phú, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nghệ thuật cho hay: “Hội thi sáng tạo mỹ thuật là cách làm mới hướng đến việc tư vấn tuyển sinh chuyên sâu. Ngoài việc truyền niềm đam mê với hội họa cho lứa tuổi học sinh, đây cũng là dịp để các em hiểu hơn về trường và các ngành đào tạo mỹ thuật, tạo nguồn tuyển sinh cho trường. Trước đây, nhà trường đã tổ chức những hình thức tư vấn tuyển sinh tương tự ở các trường THPT nhưng chỉ ở mức độ sinh viên thị phạm, lần này các em được tham gia trực tiếp, tạo sự tương tác hiệu quả hơn. Những hoạt động này được tổ chức thường xuyên, có thể kỳ vọng nguồn tuyển sinh của trường sẽ dồi dào hơn”.

Sau sân chơi này, có em sẽ lựa chọn thi vào trường nghệ thuật, có em chọn cho mình con đường khác nhưng đây sẽ là kỷ niệm đẹp của lứa tuổi học trò. Hẳn nhiên, những hoạt động này góp phần tác động đến quá trình giáo dục thẩm mỹ cho học sinh, là chất xúc tác để tình yêu mỹ thuật thấm sâu vào tâm hồn, giúp các em nuôi dưỡng tình yêu với mỹ thuật. Để sau này, có thể các em không phải là họa sĩ nhưng sẽ là những công chúng biết yêu cái đẹp.

  Bài, ảnh: Minh Hiền

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Học văn hóa địa phương qua trải nghiệm Tết

Trước kỳ nghỉ Tết, nhiều trường học tổ chức các hoạt động trải nghiệm Tết cổ truyền vừa tạo không khí vui tươi, vừa giáo dục truyền thống văn hóa cho học sinh.

Học văn hóa địa phương qua trải nghiệm Tết
Học sinh vui Tết, đón xuân

“Tết đoàn kết – phiên chợ nghĩa tình” là hoạt động trải nghiệm Tết Huế dành cho các em học sinh của Trường tiểu học Vĩnh Ninh (Quận Thuận Hóa), diễn ra ngày 24/1.

Học sinh vui Tết, đón xuân
TUYỂN SINH VÀO LỚP 6 TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRI PHƯƠNG:
Giữ nguyên phương thức xét tuyển kết hợp kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh

Sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở (THCS) và trung học phổ thông (THPT) kèm Thông tư số 30/TT-BGD&ĐT, việc tuyển sinh vào lớp 6 Trường THCS Nguyễn Tri Phương vẫn không thay đổi, giữ nguyên phương thức xét tuyển kết hợp kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh.

Giữ nguyên phương thức xét tuyển kết hợp kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh
“Dạy người”

Việc cân bằng “dạy chữ” và “dạy người” theo định hướng phát triển năng lực người học giúp học sinh phát huy những phẩm chất tốt đẹp ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

“Dạy người”

TIN MỚI

Return to top