ClockThứ Năm, 14/09/2017 05:51

Trường nghề khó tuyển sinh

TTH - Lần đầu tiên, các trường trung cấp, cao đẳng tuyển sinh dưới sự quản lý của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Thế nên, thiếu dữ liệu, khung chương trình đào tạo thay đổi, áp lực từ quan niệm “trọng thầy hơn thợ”… khiến các trường nghề tuyển sinh vất vả hơn mọi năm.

Sinh viên Trường cao đẳng công nghiệp Huế thực tập ở các doanh nghiệp

Nhiều chính sách hỗ trợ học nghề

Các năm trước, học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS) chỉ có một lựa chọn khi vào trung cấp, là vừa học nghề vừa học văn hóa. Còn năm 2017, học sinh tốt nghiệp THCS có thể được lựa chọn chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu. Nếu các em khó khăn trong học văn hóa và không có nhu cầu liên thông thì chọn học tập trung về chuyên môn. Những người có nguyện vọng học liên thông sau này có thể chọn chương trình đào tạo vừa học nghề, vừa học bổ túc văn hóa; để khi tốt nghiệp vừa có bằng trung cấp vừa có bằng tương đương bằng tốt nghiệp THPT. Ngoài ra, các trường nghề còn triển khai nhiều chính sách riêng nhằm thu hút học sinh, như miễn giảm học phí, học bổng đối với những ngành nghề độc hại, khó tuyển sinh, nghề trọng điểm quốc gia… Dẫu vậy,  học sinh đến với trường nghề vẫn thấp hơn năm ngoái.

Lâu nay, học nghề vẫn được xem là sự lựa chọn cuối cùng của học viên. Tâm lý xem trọng bằng đại học hơn là học nghề cũng là một thực tế dẫn đến công tác tuyển sinh của các trường nghề gặp khó. Hơn nữa, tình trạng học sinh có điểm thi tương đối cao nhưng vẫn không học đại học cũng như học nghề. Các em muốn đi làm ngay, có thu nhập. Cô Nguyễn Thị Như Quỳnh, Hiệu phó Trường trung cấp Âu Lạc cho hay: “Năm nay, tuyển sinh gặp khó khăn nên chỉ tiêu 700 học viên không đạt. Mặc dù cơ sở vật chất được đầu tư khá hiện đại, ngành nghề phong phú nhưng ít người đăng ký nên chúng tôi đành phải tuyển gọn lại những ngành mà thị trường lao động đang cần”.

Bất cập khi thay đổi khung chương trình đào tạo

Một nguyên nhân nữa khiến cho năm nay trường nghề khó tuyển sinh là các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Giáo dục nghề nghiệp chưa cụ thể, rõ ràng, khiến thí sinh cũng như các bậc phụ huynh chưa hiểu đúng về ngành nghề mình theo học. Điều này cản trở những thông tin mà các thí sinh có thể tiếp cận bởi thí sinh có nguyện vọng đăng ký xét tuyển vào một số trường cao đẳng, trung cấp phải tự tìm kiếm thông tin về chỉ tiêu tuyển sinh, mã ngành, mã trường…Từ khi các trường cao đẳng nghề chuyển về Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, tên nhiều trường không còn xuất hiện trong danh sách nguyện vọng ở hồ sơ của thí sinh, do những trường này không chung hệ thống xét tuyển với Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nhiều trường cao đẳng còn không xuất hiện tên trong cuốn “Những điều cần biết về tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2017”.

Ông Đào Anh Quang, Phó phòng Đào tạo phụ trách Chương trình đào tạo và Tuyển sinh Trường cao đẳng Công nghiệp Huế cho hay: “Mùa tuyển sinh năm nay, trường tuyển sinh khá chậm (khoảng 900 hồ sơ trong khi cùng kỳ năm ngoái là trên 1.300 hồ sơ). Đa số học sinh ở hai tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Trị nộp hồ sơ, còn các tỉnh khác, như Quảng Bình, Hà Tĩnh hầu như không có.  Thậm chí, học viên ở các tỉnh gọi vào hỏi, năm nay trường còn tuyển sinh không ?”.

Quy chế tuyển sinh trình độ trung cấp, cao đẳng mà Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội mới ban hành cho phép các trường cao đẳng tự chủ trong hoạt động tuyển sinh. Điều này có nghĩa, các trường được quyền xây dựng quy chế tuyển sinh với hình thức, chỉ tiêu cũng như số lượt tuyển sinh trong năm. Đây là điểm mới so với giai đoạn mà các trường còn thuộc quyền quản lý của Bộ Giáo dục & Đào tạo. Tuy nhiên, với nhiều trường, không phải cứ muốn tuyển sinh lúc nào cũng được vì còn ảnh hưởng tới việc áp dụng giáo trình, khung thời gian đào tạo, chưa kể những khó khăn khác do đặc thù ngành nghề, đối tượng tuyển sinh.

Đại diện nhiều trường cho rằng, việc thay đổi khung chương trình đào do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội quy định dẫn đến những khó khăn cho các trường trong yêu cầu giảm tải nội dung chương trình đào tạo. Cụ thể, theo chương trình khung của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, bậc trung cấp, thời gian đào tạo chỉ còn 1 - 1,5 năm (tùy đối tượng học sinh) và bậc cao đẳng sẽ đào tạo từ 2 - 2,5 năm. Vấn đề này sẽ gặp khó khăn khi trường trung cấp nghệ thuật đào tạo kéo dài đến 5 - 6 năm.

Theo quy định dạy nghề, 1 lớp thường có từ 15 - 18 học sinh hoặc 25 - 30 học sinh. Nhưng có lớp đặc thù chỉ có 1 học sinh. Ví dụ lớp dạy đàn ghita, đàn piano... Vậy, với loại hình này kinh phí đào tạo sẽ như thế nào? Nếu thu tiền của học sinh thì thu bao nhiêu? Vấn đề kinh phí đào tạo cho loại hình này không chỉ tiền giảng dạy cho giáo viên mà đi kèm theo đó là thiết bị dạy học có kinh phí rất lớn.

Việc các trường nghề chủ động thay đổi phương thức đào tạo, kết hợp gắn kết chặt chẽ với doanh nghiệp có thể xem là một hướng đi mới thay vì thụ động ngồi chờ sinh viên như trước đây. Bằng cách này, nhiều trường nghề đang dần có bước chuyển tích cực, góp phần kỳ vọng về bức tranh tuyển sinh những năm sau khả quan hơn. Các trường đều đào tạo theo đặt hàng của doanh nghiệp. Việc đào tạo sẽ cân đối tỷ lệ học tại trường và khả năng thực hành tại các doanh nghiệp để giúp sinh viên quen với tác phong công nghiệp, khả năng vận hành máy dễ dàng hơn. Đây là thời điểm thách thức lớn, đòi hỏi các trường phải năng động, tạo cơ chế vận hành như doanh nghiệp.

Bài, ảnh: Huế Thu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp cho học sinh

Sáng 11/1, chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp năm 2025 diễn ra tại Trường THPT chuyên Quốc Học - Huế thu hút sự tham gia của hàng nghìn học sinh. Chương trình do báo Tuổi Trẻ, Vụ Giáo dục đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo), Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Huế, Đại học Huế và Thành đoàn Huế phối hợp tổ chức.

Tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp cho học sinh
NGÀNH NGHỆ THUẬT ĐẶC THÙ:
Lận đận tuyển sinh

Dù việc tuyển sinh những năm gần đây có tín hiệu tích cực, nhưng một số ngành đặc thù liên quan đến văn hóa nghệ thuật vẫn rơi vào tình cảnh khó tìm học sinh, sinh viên. Đó là điều mà Trường trung cấp Văn hóa nghệ thuật (TCVHNT) Thừa Thiên Huế đang phải đối mặt.

Lận đận tuyển sinh
Tuyển sinh Đại học 2024: 551.479 thí sinh xác nhận nhập học đợt 1

Tối 27/8, theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, kết thúc thời gian đăng ký nhập học trực tuyến đợt 1 trên Hệ thống tuyển sinh chung có 551.479 thí sinh xác nhận học/673.586 thí sinh trúng tuyển, đạt 81,87%. Như vậy, có 122.107 thí sinh trúng tuyển nhưng không nhập học.

Tuyển sinh Đại học 2024 551 479 thí sinh xác nhận nhập học đợt 1

TIN MỚI

Return to top