ClockThứ Tư, 05/09/2018 05:45

Xã hội hóa giáo dục ở Hương Thủy: Hiệu quả từ nhu cầu thực tế

TTH - Bước vào năm học mới, nhiều trường học ở thị xã Hương Thủy tranh thủ có hiệu quả các nguồn lực xã hội hóa giáo dục.

Tư nhân hóa giáo dục đại học: Đáp ứng nhu cầu nhân lực tại Việt NamĐưa khởi nghiệp vào chương trình đào tạo đại học

Phụ huynh Dương Hòa sơn lại bàn ghế đầu năm học

Năm học 2018-2019, xã Dương Hòa đón hơn 200 học sinh vào 13 lớp học từ khối 1 đến khối 9. Tuy điều kiện cơ sở vật chất phục vụ dạy và học vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng thầy và trò Trường tiểu học và trung học cơ sở Dương Hòa lại có nhiều niềm vui đón chào năm học mới. Vận dụng từ nguồn chi thường xuyên, cùng nguồn kinh phí từ các cấp hỗ trợ, nhà trường có gần 200 triệu đồng để lát gạch sân trường, mở rộng đường đi nội bộ, tu sửa cơ sở vật chất và mua sắm thiết bị phục vụ năm học mới. Mặt khác, nhờ có sự kết nối, phối hợp được với các bạn trẻ trong CLB Lửa Xanh và CLB Màu xanh thanh niên (Trường CĐ Sư phạm Huế) nên các mảng tường chính của trường cũng trở thành những bức tranh sinh động về các trò chơi dân gian và truyền tải thông điệp là vệ sinh môi trường.

Chiều tháng 8 nắng đổ vàng nền sân gạch mới, nhiều thầy cô giáo trẻ của Trường tiểu học và trung học cơ sở Dương Hòa vẫn miệt mài quét sơn từng chiếc ghế băng được “chế tác” từ gần 20 khúc gỗ tràm được các cha mẹ học sinh ủng hộ. Sau những ngày thầy, cô và học trò nhà trường tập trung làm vệ sinh môi trường, phong quang trường lớp, trồng hoa… sân trường của học sinh Dương Hòa như một công viên sạch sẽ với xích đu, bập bênh, ghế băng và đủ sắc hoa mười giờ, dừa cạn, râm bụt… Không gian học tập của mỗi lớp cũng “thay áo mới” với những mảng tường thân thiện được trang trí theo nhiều chủ đề và toàn bộ bàn ghế đã được cha mẹ học sinh chung tay sơn mới.

Ông Nguyễn Xuân Hợp, Hiệu trưởng, vui vẻ: Đời sống của người dân trong vùng còn nhiều khó khăn nên trong các hoạt động, chúng tôi không vận động cha mẹ học sinh đóng góp kinh phí. Điều chúng tôi cần nhất là cha mẹ có thể thu xếp thời gian, góp công góp sức hỗ trợ cùng nhà trường chuẩn bị năm học mới. Tuy phần lớn thời gian của cha mẹ học sinh phải đi làm trên rừng, nhưng họ rất nhiệt tình với các hoạt động của trường khi có thể thu xếp được thời gian. Đây cũng là thuận lợi của nhà trường.

Nằm ở trung tâm thị xã Hương Thủy, Trường mầm non Sao Mai (phường Phú Bài) cũng là một trong những trường học huy động hiệu quả sự đồng lòng chung tay của cha mẹ học sinh. Năm học 2016 - 2017, Sao Mai là trường mầm non đầu tiên của thị xã đầu tư lắp hệ thống camera ở cổng trường và các lớp học. Việc lắp đặt do cha mẹ học sinh đề xuất, đóng góp thực hiện, kinh phí ban đầu lên đến 70 triệu đồng. Mọi kinh phí từ lắp bổ sung đến bảo dưỡng hằng năm đều do cha mẹ học sinh đóng góp. Đến nay, tuy một số trường mầm non khác trên địa bàn cũng đã lắp được camera, nhưng Sao Mai vẫn là điểm trường dẫn đầu về số mắt ở đủ các phòng học và chất lượng đường truyền.

Năm học 2018-2019, Trường mầm non Sao Mai có chỉ tiêu huy động gần 500 học sinh ở tất cả các khối lớp. Được sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương, cơ sở vật chất của nhà trường hiện đang tiếp tục được xây mới, đảm bảo đủ không gian vui chơi, học tập cho trẻ. Vận động nguồn kinh phí để tạo sân chơi nhỏ và ốp tường sạch sẽ cho các lớp học, ngay từ cuộc họp cha mẹ học đầu năm học, nhu cầu này đã được các lớp đưa ra xin ý kiến, bàn bạc và thống nhất mức thu với cha mẹ học sinh.

Đi họp cha mẹ học sinh thay cho con gái, bà Trương Thị Đào (phường Phú Bài) được hỏi ý kiến về mức đóng góp 150.000 đồng để cùng nhà trường làm sân cỏ nhân tạo cho các cháu chơi vào những buổi chiều. Nghĩ đến thằng cháu ngoại 5 tuổi, rất hiếu động và thích leo trèo, bà đồng ý không chút chần chừ.

Ông Võ Tuyến, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Hương Thủy nói: “Hiệu quả xã hội hóa giáo dục ở các trường không đều nhau, do còn phụ thuộc vào khả năng huy động của từng trường và điều kiện kinh tế của người dân ở từng khu vực. Đáng mừng là việc này đang diễn ra tích cực ở các trường, các cấp học với nhiều kết quả nổi bật, từ cơ sở vật chất, khuyến học đến những cơ hội để các con trải nghiệm. Đây là nguồn động viên và cũng là sự hỗ trợ rất lớn đối với ngành giáo dục địa phương”.

Bài, ảnh: ĐỒNG VĂN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Học văn hóa địa phương qua trải nghiệm Tết

Trước kỳ nghỉ Tết, nhiều trường học tổ chức các hoạt động trải nghiệm Tết cổ truyền vừa tạo không khí vui tươi, vừa giáo dục truyền thống văn hóa cho học sinh.

Học văn hóa địa phương qua trải nghiệm Tết
Bảo hộ và khai thác hiệu quả tài sản trí tuệ

Bảo hộ và quản lý tài sản trí tuệ cho các sản phẩm, dịch vụ, nhất là các đặc sản, sản phẩm lợi thế của địa phương là bước khởi điểm căn bản để nâng cao giá trị thương hiệu, mở rộng thị trường, giúp tăng doanh thu, lợi nhuận cho chủ sở hữu.

Bảo hộ và khai thác hiệu quả tài sản trí tuệ
Thu giữ 1,8 tấn thực phẩm đông lạnh không rõ nguồn gốc

Ngày 21/1, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an TP. Huế cho biết, qua khám xét kho hàng thực phẩm đông lạnh tại địa chỉ thôn 1B, xã Thuỷ Phù (thị xã Hương Thuỷ), đơn vị đã phát hiện và thu giữ số lượng lớn hàng hóa không rõ nguồn gốc.

Thu giữ 1,8 tấn thực phẩm đông lạnh không rõ nguồn gốc
Giáo dục đạo đức, lý tưởng trong cơ sở giáo dục phổ thông

Ngày 14/1, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội nghị tập huấn nâng cao năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống, lý tưởng cách mạng cho cán bộ quản lý, giáo viên, cán bộ Đoàn, Đội trong các cơ sở giáo dục phổ thông.

Giáo dục đạo đức, lý tưởng trong cơ sở giáo dục phổ thông

TIN MỚI

Return to top