ClockThứ Ba, 16/01/2024 15:33

Vương quốc Bỉ hỗ trợ Đại học Huế nâng cao năng lực quản trị

TTH.VN - Sáng 16/1, Đại học Huế tổ chức tổng kết dự án chương trình hợp tác thể chế đại học VLIR-IUC được Đại học Gent, Vương quốc Bỉ và các đối tác thực hiện tại Đại học Huế.

Rời chiến trường vẫn là chiến sĩĐại học Huế hợp tác với Đại học Minh Tân, Đài Loan về lĩnh vực bán dẫnNhiều học sinh, sinh viên đạt thành tích cao được tuyên dươngChàng sinh viên báo chí mê thiện nguyệnGần 100 tác phẩm tham gia triển lãm mỹ thuật sinh viênThúc đẩy khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo trong sinh viên du lịchTuyên dương 41 cá nhân đạt danh hiệu “Sinh viên 5 tốt” và “Sao tháng Giêng”

 Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại buổi tổng kết

Tham dự chương trình có ông Karl Van Den Bossche, Đại sứ Vương quốc Bỉ; đại diện các trường đại học đối tác đến từ Bỉ, lãnh đạo Đại học Huế và các trường thành viên.

Chương trình VLIR-IUC được khởi động tháng 6/2013, với 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 từ 2013 - 2018 và giai đoạn 2 từ 2019 - 2022. Chương trình bao gồm 4 tiểu dự án: Nâng cao năng lực quản trị đại học trong đảm bảo chất lượng đào tạo và tổ chức nghiên cứu; nghiên cứu về thuỷ sản và chăn nuôi; phát triển bền vững môi trường đầm phá; y tế nông thôn.

Bên cạnh sự hỗ trợ về quản lý thể chế cho Đại học Huế, chương trình góp phần vào sự phát triển của khu vực và Việt Nam thông qua các nghiên cứu về chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, trồng trọt, hệ sinh thái và phát triển y tế nông thôn (4 tiểu dự án).

Phát biểu tại lễ tổng kết, PGS.TS. Lê Anh Phương, Giám đốc Đại học Huế nhấn mạnh, thông qua nhiều hoạt động, như hội thảo cấp quốc gia, các hội thảo tập huấn cấp Đại học Huế về đổi mới giáo dục bằng hình thức học tập cộng tác, e-learning; đảm bảo chất lượng giáo dục ở cấp độ khóa học, tập huấn cho sinh viên, học viên cao học tại thực địa, phòng thí nghiệm.... VLIR-IUC đã rất thành công, giúp Đại học Huế nâng cao năng lực trong quản trị đại học, đào tạo, nghiên cứu khoa học; hướng đến mục tiêu đảm bảo chất lượng trong giáo dục bên trong dựa trên nghiên cứu và phát triển nguồn nhân lực.

Trên cơ sở những kết quả đạt được, các đại biểu đến từ các trường đại học đối tác từ Bỉ và Đại học Huế cũng đã nhìn nhận, rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện; tiếp tục thảo luận, cụ thể hóa, phát huy những kết quả của chương trình, để dự án không những phát triển về mặt học thuật mà sẽ tác động mạnh mẽ và tích cực cho sự phát triển giáo dục của Đại học Huế trong thời gian tới.

Tin, ảnh: ĐỨC QUANG
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hệ thống thanh toán kỹ thuật số và lưới điện toàn khu vực ASEAN là chìa khóa liên kết khu vực

Bộ trưởng Ngoại giao Singapore Vivian Balakrishnan nhận định, một hệ thống thanh toán kỹ thuật số và lưới điện trải dài khắp tất cả các thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) chính là chìa khóa để tạo nên mối liên kết chặt chẽ hơn giữa các quốc gia trong khối khu vực.

Hệ thống thanh toán kỹ thuật số và lưới điện toàn khu vực ASEAN là chìa khóa liên kết khu vực

TIN MỚI

Return to top