ClockThứ Tư, 14/06/2023 14:26

“Tích lũy kiến thức là nền tảng của thành công”

TTH - Trong kỳ thi đánh giá năng lực đợt 2 của Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, Phan Lê Thúc Bảo, học sinh Trường THPT chuyên Quốc Học Huế đạt 1133/1200 điểm, trở thành thủ khoa điểm cao nhất kể từ khi kỳ thi này được tổ chức.

Nhiều tiềm năng và cơ hội cho các nhà đầu tư EUGD&ĐT phải lấy học sinh làm trung tâm, nhà trường là nền tảng, giáo viên là động lựcĐiều làm chúng ta lo lắng

leftcenterrightdel
Thúc Bảo tại chương trình Đường lên đỉnh Olympia 

Kể từ khi kỳ thi đánh giá năng lực được tổ chức lần đầu vào năm 2018, Thúc Bảo đã trở thành thí sinh đạt điểm cao nhất trong lịch sử của kỳ thi này. Cụ thể, trong bốn phần thi của mình, Bảo đạt 300/300 điểm ở phần toán – logic – phân tích số liệu, 173 điểm ở phần thi tiếng Việt, 287 điểm ở phần thi khoa học tự nhiên và 187 điểm ở phần khoa học xã hội. “Vào tháng 3, em cũng đã tham gia kỳ thi đợt 1 và đạt 1.052 điểm. Em nghĩ điểm số như vậy đã cao rồi nên trong đợt 2, mặc dù làm bài tốt nhưng em không nghĩ mình sẽ đạt được kỷ lục điểm số như vậy”, Thúc Bảo nói.

Theo Thúc Bảo, ở phần toán - logic - phân tích số liệu, nội dung đề thi toán rơi vào kiến thức cơ bản về hàm số, tích phân, số phức; đề phân tích số liệu đưa ra các yêu cầu dựa trên biểu bảng; logic lại yêu cầu suy luận nhiều, liên quan đến kiến thức tổ hợp, xác suất. “Trong phần thi này có những câu hỏi đánh lừa thí sinh, yêu cầu thí sinh phải nắm chắc kiến thức để không bị mất điểm”, Thúc Bảo phân tích. Với phần thi khoa học xã hội, tiếng Anh thì các kiến thức chủ yếu nằm trong sách giáo khoa. Phần thi khó nhất đối với Thúc Bảo lại là tiếng Việt. Theo nhận định của Bảo, đề thi đánh giá năng lực thiên về lý thuyết từ loại. Nếu không ôn tập kỹ, thí sinh sẽ khó làm được bài.

Hiện đang học lớp 12, Thúc Bảo vừa ôn thi tốt nghiệp THPT khối A01 (toán, vật lý, tiếng Anh), vừa chuẩn bị cho kỳ thi đánh giá năng lực. “Trong quá trình tham dự Nguyệt Quế Đỏ và Đường lên đỉnh Olympia, em may mắn được làm quen với nhiều anh, chị đi trước đã từng tham dự các kỳ thi đánh giá năng lực và đạt điểm số cao. Từ đó, em nhận được nhiều lời khuyên từ các anh, chị về cách học, các dạng câu hỏi trong đề thi và cách ôn luyện thật tốt”, Thúc Bảo chia sẻ. Theo em, điều quan trọng nhất để đạt điểm số cao là phải rèn luyện từ sớm, tích lũy kiến thức mỗi ngày. Thúc Bảo cũng cho biết em tập trung tích lũy kiến thức một cách đều đặn trong cả năm học, trước khi tăng tốc giải đề trong hai tháng cuối cùng.

Từng đại diện Trường THPT chuyên Quốc Học Huế tham dự chương trình Đường lên đỉnh Olympia, Thúc Bảo gây ấn tượng với nhiều khán giả bởi sự bình tĩnh, tự tin trong những phần thi của mình. Việc dừng chân tại cuộc thi Quý II của Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 22 cũng đã giúp cho Thúc Bảo có thêm nhiều kinh nghiệm quý giá. Đối với các môn khoa học tự nhiên, nam sinh chủ động tập trung nghe giảng ở trên lớp, kết hợp với làm bài tập và giải đề thi. Ở các môn khoa học xã hội, việc thường xuyên cập nhật thông tin thời sự là cách để Thúc Bảo tăng cường vốn kiến thức của mình.

Bên cạnh việc chuẩn bị kiến thức, Thúc Bảo cũng khá thoải mái về tâm lý. Ngoài việc học ở lớp, Thúc Bảo dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý, chơi thể thao và tham gia những hoạt động ngoại khóa tại trường. Thầy giáo Nguyễn Phú Thọ, Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Quốc Học Huế tự hào: “Thúc Bảo là hình mẫu mà nhiều học sinh trong trường muốn hướng tới. Sự điềm đạm, bình tĩnh, tư chất thông minh, cầu tiến và ham học hỏi của Thúc Bảo đã nhiều lần được thể hiện, đặc biệt là tại chương trình Đường lên đỉnh Olympia. Thành quả ngày hôm nay của em là kết quả của quá trình nỗ lực không ngừng nghỉ, là tấm gương về học tập cho những đàn em”.

Thúc Bảo sẽ đăng ký vào ngành Khoa học máy tính của Trường đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh: "Ngày còn bé, em thường tháo hết các thiết bị vi tính trong nhà vì tò mò, muốn khám phá. Em cũng đã tham khảo chương trình học tại trường, đồng thời nhận được nhiều lời khuyên từ các anh, chị đi trước để chọn ngành khoa học máy tính làm nơi gửi gắm ước mơ".

ĐĂNG TRÌNH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Vừa hồng, vừa chuyên"

Với học sinh và sinh viên (HSSV), Ngày truyền thống HSSV (9/1) hàng năm là dịp để ôn lại truyền thống vẻ vang, hào hùng của các thế hệ HSHV trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

“Vừa hồng, vừa chuyên
Nâng cao năng lực các cơ sở giáo dục đại học

Đó là mục tiêu của hội thảo “Quảng bá kết quả dự án Phát triển chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Chính sách và Pháp luật Môi trường” (CCP-Law) do Đại học Huế tổ chức sáng 7/1.

Nâng cao năng lực các cơ sở giáo dục đại học
Chăm lo, giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ

Đã từng đi qua chiến tranh, thấy được giá trị của sự độc lập, tự do, Hội Cựu chiến binh (CCB) trong toàn tỉnh luôn xác định, để khơi dậy truyền thống yêu nước, yêu quê hương cho thế hệ trẻ phải chính bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.

Chăm lo, giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ

TIN MỚI

Return to top