Thế giới
NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ VIỆT NAM:

Nhiều tiềm năng và cơ hội cho các nhà đầu tư EU

ClockThứ Bảy, 20/03/2021 08:19
TTH - Với một thị trường đang mở rộng nhanh chóng, được thúc đẩy bởi sự gia tăng của tầng lớp trung lưu, Việt Nam đã trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà sản xuất ô tô lớn, từ Nhật Bản, Hàn Quốc, cho đến Mỹ, EU trong những năm qua. Cùng với việc Hiệp định thương mại tự do EU-Việt Nam (EVFTA) có hiệu lực, thị trường này càng trở nên hứa hẹn hơn đối với các nhà sản xuất và đầu tư châu Âu vì mức thuế cao áp lên ô tô xuất khẩu của EU lâu nay sẽ được xóa bỏ sau 7-10 năm tới, tạo điều kiện cho việc tiếp cận thị trường và tăng khả năng cạnh tranh của các nhà sản xuất EU.

Một dây chuyền lắp ráp ô tô của Công ty cổ phần Ô tô Trường Hải (Thaco). Ảnh: TTXVN

Thị trường nhiều tiềm năng

Các số liệu cho thấy, ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam đã phát triển đáng kể trong những năm gần đây. Trung bình, mức tăng trưởng của thị trường ô tô đạt 20%-30% hằng năm, vượt mức dự kiến ​​của Bộ Công thương Việt Nam. Sự hiện diện của các nhà sản xuất ô tô quốc tế như Toyota, Honda, Ford, Nissan và Kia với các khoản đầu tư lớn vào các nhà cung cấp phụ tùng thay thế cũng đã mang lại cho lĩnh vực này một động lực thúc đẩy rất cần thiết.

Mặc dù hiện nay xe máy vẫn là phương tiện đi lại phổ biến nhất ở Việt Nam nhưng sự phát triển nhanh chóng tầng lớp trung lưu ở quốc gia này đang thúc đẩy sự thay đổi trong thị trường vận tải, khi lượng người sở hữu xe hơi tăng đều đặn. Theo Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), trong 9 tháng đầu năm 2019, doanh số bán hàng của các thành viên VAMA đạt hơn 21.000 xe ô tô các loại, tương ứng với mức tăng 18% so với cùng kỳ năm ngoái.

Xét về tổng quan, Việt Nam có khoảng 56 nhà máy ô tô với 18 công ty có vốn đầu tư nước ngoài và 38 công ty trong nước. Toyota chiếm thị phần lớn nhất với khoảng 26%, tiếp theo là Thaco và Mitsubishi.

Chiếm tỷ trọng cao trong GDP cả nước, ngành công nghiệp ô tô luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của chính phủ Việt Nam. Hiện có nhiều dự án sản xuất, lắp ráp ô tô lớn tại Việt Nam với mục tiêu không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn vươn ra thị trường khu vực.

Tuy nhiên, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các nước lân cận do quốc gia này vẫn phải nhập khẩu khoảng 80%-90% nguyên liệu thô cần thiết để sản xuất ô tô. Điều này dẫn đến chi phí sản xuất ô tô trong nước cao hơn khoảng 10% - 20% so với các nước khác trong khu vực, và do chính sách thuế quan bằng 0 giữa các nước ASEAN mà Việt Nam là thành viên, ô tô nhập khẩu được mua với giá rẻ hơn xe sản xuất trong nước.

Theo số liệu thống kê chính thức, Việt Nam đã nhập hơn 109.000 ô tô nhập khẩu nguyên chiếc (CBU) trong 9 tháng đầu năm 2019 với kim ngạch 2,4 tỷ USD. So với cùng kỳ năm 2018, ô tô nhập khẩu tăng 267% về lượng và 257% về trị giá. Điều này cho thấy sức mua ngày càng cao và nhu cầu ngày càng thay đổi của khách hàng. Ngoài ra, các loại xe nhập khẩu từ EU chủ yếu có xuất xứ từ Đức. Tổng cục Hải quan cho biết, trong năm 2018, có 1.197 ô tô nhập khẩu từ Đức được đăng ký tại Việt Nam. Tháng 11/2019, Công ty ZF Friedrichshafen - một trong những nhà cung cấp hệ thống và công nghệ ô tô hàng đầu thế giới của Đức đã khánh thành nhà máy đầu tiên sản xuất mô-đun khung gầm cho ô tô  trị giá 28 triệu USD tại Hải Phòng. Theo xu hướng này, dự báo các nhà sản xuất nước ngoài sẽ tiếp tục đầu tư vào ngành sản xuất ô tô ở Việt Nam.

Cơ hội từ EVFTA

Với một thị trường ô tô nhiều tiềm năng như vậy, bất chấp các nhà sản xuất Nhật Bản và Hàn Quốc đang chiếm vị trí thống lĩnh, thì vẫn có nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư EU thiết lập sự hiện diện ở Việt Nam, trong đó một phần nhờ vào Hiệp định Thương mại tự do EU-Việt Nam (EVFTA). 

Được đánh giá là một hiệp định toàn diện, đầy tham vọng và mang lại những cơ hội đáng kể cho cả Việt Nam và EU, một trong những nội dung quan trọng nhất của hiệp định này là việc Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế quan đối với hàng hóa xuất khẩu của EU. Theo kết quả của hiệp định, Việt Nam đảm bảo giảm thuế nhập khẩu về 0% sau 7 đến 10 năm đối với ô tô xuất khẩu của EU, cả ô tô và linh kiện, sang Việt Nam. Ngược lại, ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam sẽ được mở cửa vào các thị trường ô tô lớn của châu Âu, chẳng hạn như Đức, Pháp và Anh. Ngoài ra, dự báo thị trường ô tô Việt Nam sẽ đạt công suất sản xuất 1 triệu xe/năm vào năm 2030.

Tất nhiên, sự gián đoạn chuỗi cung ứng do đại dịch COVID-19 vừa qua cũng đang tác động đến ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam. Đại dịch có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của thị trường này trong ngắn hạn. Tuy nhiên, các chính sách khuyến khích của chính phủ và khối lượng thương mại Việt Nam ngày càng tăng, được hỗ trợ bởi các hiệp định song phương và đa phương, như EVFTA, cùng với doanh số bán hàng trong nước đang bùng nổ dự báo nhu cầu về sản xuất ô tô của Việt Nam sẽ tăng lên trong viễn cảnh dài hạn. Viện Chiến lược và Chính sách Công nghiệp của Việt Nam dự đoán doanh số bán ô tô sẽ tăng từ mức khoảng 300.000 xe của năm 2018 lên 800.000 xe vào năm 2025 và đạt mốc 1 triệu xe vào năm 2030.

Tóm lại, khi thu nhập của tầng lớp trung lưu tiếp tục tăng và bối cảnh cơ giới hóa của Việt Nam thay đổi, ngành công nghiệp ô tô của này này dự kiến ​​sẽ tiếp tục cất cánh và dự kiến ​​sẽ có sự tăng trưởng vượt bậc khi cả doanh số bán hàng trong nước và thương mại quốc tế đều đang tăng lên. Theo đánh giá của Asia Perspective, nhiều nhà đầu tư nước ngoài đang chuyển hướng đến Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng, đây có thể là một trong những “cơ hội vàng” trong những năm tới.

TỐ QUYÊN

(Tổng hợp & lược dịch từ Asia Perspective & Asiaone)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhiều cơ hội cho tăng trưởng du lịch toàn cầu

Tháng 1/2025 vừa bắt đầu với triển vọng đầy thách thức đối với ngành du lịch toàn cầu, khi một loạt các sự kiện bất lợi phủ bóng đen lên đà tăng trưởng đầu năm. Tuy nhiên, theo Tạp chí du lịch thế giới TTW, đây vẫn là tháng then chốt đối với ngành du lịch, thời điểm mang lại những cơ hội đáng kể để ngành này tăng tốc và đặt nền móng cho tăng trưởng cả năm.

Nhiều cơ hội cho tăng trưởng du lịch toàn cầu
Tận dụng cơ hội & vượt qua thách thức

Đúng 20 ngày sau khi Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV thông qua Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương và 10 ngày trước khi lễ công bố được tổ chức, Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế (cũ) tổ chức Tọa đàm khoa học "Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của thành phố Huế trực thuộc Trung ương". Tôi nghĩ, đó là một việc làm cần thiết khi Huế là thành phố trực thuộc Trung ương đầu tiên của Việt Nam chọn con đường dựa vào nền tảng văn hóa, di sản để phát triển.

Tận dụng cơ hội  vượt qua thách thức
Năm 2025 mở ra cơ hội đầu tư tích cực tại châu Á

Châu Á là khu vực thương mại hội nhập cao thứ hai thế giới sau Liên minh châu Âu (EU), với gần 57% giá trị thương mại có nguồn gốc từ khu vực này, tăng 3% trong 20 năm qua, trái ngược với sự sụt giảm được ghi nhận ở các khu vực khác.

Năm 2025 mở ra cơ hội đầu tư tích cực tại châu Á
Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận

Năm 2025, TP. Huế tiếp tục xây dựng và phát triển 2 quận của TP. Huế trực thuộc Trung ương trên cơ sở khai thác, phát huy hiệu quả các nền tảng hiện có, thành tựu đã đạt được; đồng thời, khai thác tiềm năng, thế mạnh, lợi thế riêng có để góp phần xây dựng TP. Huế phát triển bền vững.

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận
Return to top