ClockThứ Năm, 05/12/2024 15:07
Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế:

Lần đầu tiên tổ chức Hội đồng Bảo vệ đề cương Luận án Tiến sĩ

TTH.VN - Ngày 5/12 Học viện Phật giáo Việt Nam (HVPGVN) tại Huế đã tổ chức Hội đồng Bảo vệ đề cương Luận án Tiến sĩ cho Nghiên cứu sinh Thích Nguyên Hạnh (Trương Kiếm) với đề tài “Tâm lý học giáo dục qua học thuyết Nghiệp trong Luận Câu xá”.

Nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học trong đào tạo sau đại họcĐại học Huế đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của cả nướcChuông đồng - Từ triết mỹ Phật giáo đến nghệ thuật tạo hình“Dấu ấn Phật giáo trên cổ ngoạn”

Chủ tịch Hội đồng, Hòa thượng Thích Hải Ấn tặng hoa chúc mừng tân NCS. 

Được thành lập từ năm 1997 tính đến nay, HVPGVN tại Huế đã và đang đào tạo 15 khoá cấp Cử nhân, 4 khoá Thạc sĩ. Những Tăng Ni sinh sau khi tốt nghiệp tại Học viện có người tiếp tục học lên; một số khác đã ra đảm trách Phật sự của giáo hội các cấp từ trung ương cho đến địa phương.

Hội đồng cho ý kiến để hoàn thiện chủ đề, đối tượng nghiên cứu của đề tài .

Thượng tọa-Tiến sĩ Thích Nguyên Thành- Phó Ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương GHPGVN, Phó Viện trưởng Thường trực HVPGVN tại Huế thông tin: Qua thời cận hiện đại, từ sau những thành tựu của phong trào chấn hưng Phật giáo và sự ra đời của Hội An Nam Phật học đầu những năm 30 của thế kỷ XX, xứ Huế đã trở thành trung tâm đào tạo Tăng tài của Phật giáo Việt Nam.

Thượng tọa-Tiến sĩ Thích Nguyên Thành tại Hội đồng xét tuyển. 

Kể từ năm 1934 trở đi, hệ thống An Nam Phật học đường với 3 cấp đào tạo (Sơ cấp, Trung cấp và Đại học) tại Huế từng bước định hình và phát triển. Cơ sở giáo dục được đặt tại các chùa và Tổ đình lớn như Trúc Lâm, Báo Quốc, Tây Thiên, Linh Quang, Từ Quang, Vạn Phước, Ni viện Diệu Đức,...; Cấp đại học đóng tại Tùng Lâm Kim Sơn. Chư tôn đức Đại trưởng lão Hoà thượng đều xuất thân từ các trung tâm đào tạo Phật học ở Huế và đã trở thành những bậc tông tượng của Phật giáo Việt Nam trong thế kỷ XX cho đến nay.

Về mặt lịch sử, những cơ sở đào tạo kể trên chính là nền tảng và cơ duyên cho sự ra đời của HVPGVN tại Huế vào năm 1997, và đã phát triển, hoạt động trong gần 30 năm qua.

Đề tài “Tâm lý học giáo dục qua học thuyết Nghiệp trong Luận Câu xá” là đề tài Tiến sĩ đầu tiên được thực hiện tại HVPGVN tại Huế, đánh dấu một bước phát triển mới của Học viện trong sự nghiệp giáo dục- đào tạo và nghiên cứu khoa học.

Hiền An
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chính sách tốt để giữ chân người tài

Từ thuở bình minh của lịch sử, các triều đại đầu tiên xây dựng quốc gia độc lập đều mong mỏi, khao khát nhân tài. Tùy theo từng giai đoạn lịch sử mà việc tiến hành lựa chọn nhân tài ra giúp nước được tiến hành theo những cách khác nhau. Ngày nay, việc trọng dụng nhân tài luôn đặt lên hàng đầu.

Chính sách tốt để giữ chân người tài
Đào tạo & giữ chân người tài

Tròn đúng 10 năm sau hội thảo “Thừa Thiên Huế - đất học và tài năng” (12/11/2014), Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế lại mở hội thảo khoa học “Chính sách sử dụng người tài - lịch sử và vấn đề đặt ra” vào ngày 16/11/2024. Vấn đề đặt ra ở đây vẫn là câu chuyện về tài năng và vấn đề sử dụng người tài.

Đào tạo  giữ chân người tài
Đào tạo, hỗ trợ nghề cho thanh niên có hoàn cảnh khó khăn

Tối 17/12, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) TP. Huế phối hợp với Trung tâm REACH Huế tổ chức hội nghị tổng kết 2 năm (2023-2024) dự án đào tạo và hỗ trợ nghề cho thanh niên có hoàn cảnh khó khăn “Mở đường cho thanh niên lập nghiệp”.

Đào tạo, hỗ trợ nghề cho thanh niên có hoàn cảnh khó khăn
Bàn giao 30 bác sỹ trẻ và khai giảng khóa đào tạo bác sỹ chuyên khoa cấp I

Ngày 7/12 tại Trường đại học Y - Dược, Đại học Huế, Bộ Y tế tổ chức lễ bàn giao 30 bác sỹ trẻ vừa tốt nghiệp khóa đào tạo bác sỹ chuyên khoa cấp I - lớp 3 trong tổng số 267 bác sỹ đang được đào tạo; và khai giảng lớp bác sỹ chuyên khoa cấp I - lớp 13 với 32 bác sỹ được tuyển chọn theo các tiêu chuẩn quy định.

Bàn giao 30 bác sỹ trẻ và khai giảng khóa đào tạo bác sỹ chuyên khoa cấp I

TIN MỚI

Return to top