ClockThứ Bảy, 30/11/2024 13:20

Chuông đồng - Từ triết mỹ Phật giáo đến nghệ thuật tạo hình

HNN.VN - “Những chiếc chuông không chỉ là di sản của quá khứ mà còn là nguồn cảm hứng sáng tạo cho nghệ thuật đương đại” - nhận định này được PGS.TS. Lê Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Đào tạo - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa ra tại hội thảo “Chuông đồng thời Nguyễn – Từ triết mỹ Phật giáo đến nghệ thuật tạo hình”.

Đếm ngược ngày điện Cần Chánh được “hồi sinh”Đệ trình hồ sơ đề nghị UNESCO ghi danh Cửu Đỉnh triều Nguyễn trở thành Di sản Ký ức thế giớiDi sản triều Nguyễn dưới những góc nhìn“Châu bản triều Nguyễn - ký ức một triều đại”

 Chuông đồng ở chùa Thiên Mụ

Hội thảo được Trường đại học nghệ thuật, Đại học Huế phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức, với sự tham dự của các chuyên gia, nhà nghiên cứu, diễn ra sáng 30/11 tại TP. Huế.

Hội thảo được xem là sự kiện đặc biệt, nhằm nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, nghệ thuật của chuông đồng không chỉ trong lĩnh vực tâm linh mà còn trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật.

Với sự góp mặt của 55 tác giả gửi bài tham luận, tập trung vào các đặc trưng tạo hình của các chuông thời Nguyễn, từ những phân tích về các chuông cụ thể cùng với các họa tiết riêng biệt, những giá trị về mặt di sản và tư liệu, ứng dụng trong thiết kế, trang trí.

Hội thảo cho thấy sự quan tâm sâu sắc và đa diện về chuông đồng thời Nguyễn, được nhìn dưới các góc cạnh, lăng kính khác nhau, từ văn hóa Việt Nam nói chung đến văn hóa Phật giáo nói riêng, qua triết học, lịch sử, mỹ thuật, tôn giáo, địa lý...

 Họa tiết hoa văn trên chuông được in và trưng bày bên lề hội thảo

PGS.TS. Lê Anh Tuấn, cho rằng, chuông đồng, với âm thanh vang vọng và hình dáng tinh tế, không chỉ là những tác phẩm nghệ thuật độc đáo mà còn là những biểu tượng sống động của triết lý Phật giáo, thể hiện tư tưởng về cái đẹp, sự hòa hợp và lòng từ bi.

Những hoa văn trang trí trên chuông đồng không chỉ phản ánh trình độ kỹ thuật, kỹ xảo của người nghệ nhân mà còn chứa đựng những triết lý sâu sắc, có thể truyền cảm hứng không chỉ cho các thế hệ nghệ sĩ mà còn cho những người yêu nghệ thuật trong việc khám phá và tôn vinh giá trị văn hóa, giá trị nghệ thuật truyền thống.

“Trong bối cảnh hiện nay, khi mà việc bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống ngày càng trở nên quan trọng, chúng ta cần phải nghiêm túc suy ngẫm về cách thức tích hợp các giá trị này vào chương trình đào tạo nghệ thuật, trong đó có lĩnh vực mỹ thuật tạo hình, hội họa”, PGS.TS. Lê Anh Tuấn chia sẻ.

Cũng theo ông Tuấn, hội thảo còn là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, giữa truyền thống và đương đại. Từ đó cùng nhau khám phá những giá trị thẩm mỹ, những kỹ thuật, kỹ xảo điêu khắc xưa, đồng thời thảo luận về cách ứng dụng những giá trị đó vào sáng tạo nghệ thuật hiện đại, thông qua đào tạo để trao truyền tri thức văn hóa, lịch sử, nghệ thuật cho các thế hệ mai sau.

N. MINH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ký kết biên bản ghi nhớ giữa thành phố Huế và tỉnh Nara

Chiều 4/6, tại Văn phòng UBND thành phố đã diễn ra Lễ Ký kết biên bản ghi nhớ giữa thành phố Huế và tỉnh Nara (Nhật Bản). Tham dự có: Tổng Lãnh sự Nhật Bản tại Đà Nẵng, ông Mori Takero; Tỉnh trưởng tỉnh Nara, ông Yamashita Makoto. Về phía thành phố có Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Văn Phương; UVTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Nguyễn Thanh Bình; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành.

Ký kết biên bản ghi nhớ giữa thành phố Huế và tỉnh Nara
Tìm hướng khai thác giá trị di sản kiến trúc Pháp

Trải qua thời gian, những công trình kiến trúc Pháp còn tồn tại trên vùng đất Cố đô Huế được xem là quỹ di sản kiến trúc có giá trị, tạo nên nét đẹp sang trọng trong dòng chảy lịch sử văn hóa của vùng đất.

Tìm hướng khai thác giá trị di sản kiến trúc Pháp
Gần 100 em học sinh thi vẽ tranh về chủ đề gia đình

Gần 100 em học sinh đến từ các trường tiểu học, trung tâm mỹ thuật, lớp vẽ năng khiếu trên địa bàn TP. Huế cùng nhau tham gia liên hoan sáng tác tranh với chủ đề “Gia đình yêu thương”. Liên hoan do Bảo tàng Mỹ thuật Huế tổ chức ngày 17/5 tại Nhà lưu niệm Bác Hồ (phường Dương Nỗ, quận Thuận Hóa).

Gần 100 em học sinh thi vẽ tranh về chủ đề gia đình
Cuộc hội ngộ tình yêu Huế qua hội họa

Đó là cuộc “hội ngộ” vào những ngày cuối tháng Tư, kéo dài xuyên suốt qua tháng Năm thông qua hội họa và được đặt cái tên rất ngắn gọn nhưng đầy đủ: “Yêu Huế”.

Cuộc hội ngộ tình yêu Huế qua hội họa

TIN MỚI

Return to top