ClockThứ Ba, 01/08/2023 18:45

Giáo sư từng đạt giải Nobel truyền cảm hứng cho học sinh, sinh viên Huế

TTH.VN - Chiều 1/8, GS. Gerard't Hooft, người từng đạt giải Nobel Vật lý năm 1999 có buổi thuyết giảng với chủ đề “Khám phá vũ trụ - Discovering the Universe”.

Cam kết kinh doanh có trách nhiệm, Prudential Việt Nam chinh phục giải thưởng kép tại Insurance Asia Awards 2023Đại học Duy Tân - Top 500 đại học tốt nhất thế giới năm 2023 theo Times Higher EducationEU và Philippines nhất trí khởi động lại đàm phán thương mại tự doHồng Thái lồng ghép có hiệu quả các chương trình mục tiêu Quốc giaCưỡng chế, thu hồi đất 3 hộ gia đình không chấp hành bàn giao mặt bằng

leftcenterrightdel
GS. Gerard't Hooft chia sẻ công trình nghiên cứu tại chương trình 

Chương trình do Đại học Huế phối hợp với Tổ chức Gặp gỡ Việt Nam tổ chức. 

Chương trình thu hút hơn 250 giảng viên, sinh viên và học sinh đến từ các trường đại học, THPT trên địa bàn TP. Huế tham gia.

Với chủ đề “Khám phá vũ trụ - Discovering the Universe”, GS. Gerard't Hooft đã chia sẻ những kiến thức, khám phá mà ông đã dày công nghiên cứu suốt nhiều năm qua. Trong vũ trụ bao la có những điều kỳ thú, hấp dẫn đối với mỗi con người thích nghiên cứu và khám phá như lỗ đen, hấp dẫn lượng tử, nguyên lý toàn ảnh…

Những kiến thức, khám phá vũ trụ mới của GS. Gerard't Hooft mang lại những kiến thức bổ ích của ngành vật lý lý thuyết cho các giảng viên đại học, các sinh viên và học sinh của Huế; qua đó, truyền nguồn cảm hứng, thúc đẩy tinh thần đam mê nghiên cứu, khám phá khoa học đối với các giảng viên, sinh viên và học sinh trên địa bàn tỉnh.

GS. Gerard't Hooft sinh năm 1946 tại Hà Lan. Ông xuất thân từ một gia đình có truyền thống học thuật cao, và từ nhỏ đã có mộng trở thành nhà khoa học “biết mọi thứ”. Ông nghiên cứu vật lý hạt, một ngành rất nóng bỏng trong những thập niên cuối của thế kỷ 20, truy tìm cấu trúc cuối cùng của vật chất ở cấp dưới nguyên tử mà cao điểm là hạt Higgs và Mô hình chuẩn.

Hai bài báo cáo nghiên cứu của ông được công bố năm 1971 để làm luận văn tiến sĩ đã tạo nên sự bứt phá hết sức to lớn nhằm khai thông bế tắc, giúp cho vật lý hạt trở lại thuyết trường lượng tử sau một thời gian dài bị cản trở. Lúc đó ông mới 25 tuổi. Kết quả được cả cộng đồng vật lý đánh giá cao và đã giúp ông được trao giải Nobel Vật lý năm 1999 cùng với thầy của ông, GS. Martinus Veltman.

Tin, ảnh: ĐỨC QUANG
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Vừa hồng, vừa chuyên"

Với học sinh và sinh viên (HSSV), Ngày truyền thống HSSV (9/1) hàng năm là dịp để ôn lại truyền thống vẻ vang, hào hùng của các thế hệ HSHV trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

“Vừa hồng, vừa chuyên

TIN MỚI

Return to top