ClockThứ Tư, 11/01/2023 15:44

Chuyển đổi số trong ngành giáo dục Thừa Thiên Huế: Nhiều thuận lợi

TTH - Chuyển đổi số (CĐS) đang là hướng đi tạo động lực giúp Thừa Thiên Huế đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội trong tiến trình thực hiện Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị. Nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao, giáo dục Thừa Thiên Huế có nhiều thuận lợi trong việc triển khai CĐS.

Hỗ trợ chuyển đổi số: Bắt đầu từ việc nhỏTăng cường ứng dụng chuyển đổi số trong nông nghiệpĐơn giản hóa thủ tục nhập khẩu dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng

Học sinh Trường THCS Nguyễn Tri Phương trong giờ học tin học

Được chọn làm thí điểm

Dấu mốc đầu tiên là tại buổi làm việc vào ngày 28/1/2020, đoàn công tác liên ngành của tỉnh với Tổng Công ty giải pháp doanh nghiệp Viettel (VTS – Viettel Business solution) thuộc Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel thống nhất thí điểm 3 phòng học thông minh ở 2 trường trực thuộc Sở và 1 trường trực thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Huế. Cũng hôm đó, đoàn công tác của tỉnh và Cục Công nghệ thông tin - Bộ GD&ĐT thống nhất tham mưu lãnh đạo Bộ chọn Thừa Thiên Huế là 1 trong 5 địa phương thí điểm đi đầu trong CĐS của toàn ngành giáo dục. Tại Thông báo số 499/TB-UBND của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Sở GD&ĐT được Chủ tịch UBND tỉnh giao là đơn vị đi đầu về phát triển CĐS của tỉnh.

Ông Nguyễn Tân, Giám đốc Sở GD&ĐT cho rằng, nhận thức về CĐS vẫn chưa đồng nhất nên nhiệm vụ của ngành là tăng cường công tác truyền thông. Cùng với đó là đẩy mạnh các hoạt động tập huấn, bồi dưỡng về CĐS, thúc đẩy phát triển kỹ năng số, năng lực số. Để thực hiện CĐS thuận lợi, cần có các thiết bị hạ tầng công nghệ thông tin và băng thông phục vụ cho các quy trình thực hiện chuyển đổi số một cách đầy đủ. Triển khai thực hiện CĐS, Sở GD&ĐT đã thành lập ban chỉ đạo từ cấp sở đến cấp phòng và cấp trường. Liên quan cơ chế hoạt động vận hành vẫn còn khó khăn, ngành GD&ĐT có chủ trương xã hội hóa CĐS.

CĐS ngành giáo dục và đào tạo Thừa Thiên Huế sẽ thay đổi tổng thể và toàn diện cách thức quản lý và phương pháp dạy học, áp dụng công nghệ thông tin hiện đại vào dạy và học, giúp người dạy và người học phát huy tối đa khả năng tư duy, sáng tạo, chủ động. Cơ bản đến 2030, phấn đấu duy trì 100% các mục tiêu giai đoạn 2021 - 2025, hình thành và hoàn thiện hệ sinh thái số ngành giáo dục, thúc đẩy đạt mục tiêu xây dựng thành công chính quyền số, xã hội số trong giáo dục và các mục tiêu trong dạy học và kiểm tra đánh giá.

Số hóa bắt đầu từ những việc rất nhỏ

Đánh giá về thực hiện CĐS, ông Nguyễn Tân cho rằng, ngành giáo dục địa phương đã thực hiện được 4 mục tiêu cơ bản. Trước hết, ngành đã xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung và đảm bảo tính liên thông, kết nối từ trường, phòng đến Sở GD&ĐT. Đồng thời, thực hiện số hóa kết quả tốt nghiệp, hồ sơ trường, lớp, cơ sở dữ liệu thiết bị dạy học, hồ sơ học sinh, giáo viên, sổ sách, học bạ,… phục vụ tốt việc thực hiện các quy trình dịch vụ công trực tuyến, đăng ký tuyển sinh trực tuyến, báo cáo số...

Thứ hai, phát huy thuận lợi khi có Hue-S làm nền tảng, ngành giáo dục Thừa Thiên Huế tăng cường sự kết nối giữa chính quyền với người dân, giữa phụ huynh với nhà trường, giữa giáo viên với học sinh qua việc triển khai sổ liên lạc điện tử trên Hue-S. Thứ ba, tổ chức xây dựng bài giảng điện tử, bài giảng trên truyền hình, thí nghiệm mô phỏng… góp phần hoàn thiện kho học liệu, tạo thuận lợi cho giáo viên tổ chức dạy học chương trình giáo dục phổ thông mới thông qua hệ thống trực tuyến. Cuối cùng, tất cả các hoạt động hội thảo, hội nghị hầu hết tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến thuận lợi, tiện ích và tiết kiệm.

Cũng đã có được cái nhìn tích cực từ cơ sở. Cô giáo Nguyễn Thị Thúy Quỳnh, giáo viên Trường tiểu học Số 1 Phú Bài, TX. Hương Thủy chia sẻ, từ khi sử dụng các phần mềm đã giảm gánh nặng về hồ sơ, sổ sách. Chỉ cần chiếc điện thoại có kết nối mạng internet, giáo viên ngồi ở đâu cũng có thể vào điểm cho học trò. Còn theo thầy giáo Đoàn Quang Phúc, giáo viên Trường THPT Hương Thủy, hiệu quả của sổ điểm điện tử rất ưu việt, thể hiện ngay từ quá trình bắt đầu nhập điểm đến khi xuất sổ với độ chính xác 100%. Được biết, dưới sự giám sát của Sở GD&ĐT và tất cả giáo viên, phụ huynh, hệ thống điểm trực tuyến hạn chế những tiêu cực trong việc xin, sửa điểm.

Ngành giáo dục và đào tạo Thừa Thiên Huế có bước chuyển mạnh mẽ ứng dụng công nghệ mới của cuộc cách mạng 4.0. Hơn 590 trường học từ mầm non đến trung học phổ thông với hơn 273.000  học sinh, 22.000 cán bộ giáo viên, nhân viên trong ngành giáo dục đã được số hóa bằng mã định danh. Tuy nhiên, vẫn còn đó những vấn đề đặt ra. Ví như, việc số hóa sổ sách cho giáo viên, ưu điểm ai cũng thấy rõ, nhưng khi triển khai, một vài giáo viên vẫn có tình trạng làm theo kiểu đối phó. Thực tế cho thấy, số hóa phải bắt đầu từ những việc rất nhỏ, như sổ liên lạc điện tử giữa nhà trường và phụ huynh.

Bài, ảnh: Đan Duy

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Vừa hồng, vừa chuyên"

Với học sinh và sinh viên (HSSV), Ngày truyền thống HSSV (9/1) hàng năm là dịp để ôn lại truyền thống vẻ vang, hào hùng của các thế hệ HSHV trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

“Vừa hồng, vừa chuyên
Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

​Ngày 22/12/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Nghị quyết được coi như một mũi nhọn, tập trung tháo gỡ những điểm nghẽn về thể chế, để giải phóng sức sáng tạo, sức lao động, nguồn lực đầu tư của toàn xã hội cho khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
Nâng cao năng lực các cơ sở giáo dục đại học

Đó là mục tiêu của hội thảo “Quảng bá kết quả dự án Phát triển chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Chính sách và Pháp luật Môi trường” (CCP-Law) do Đại học Huế tổ chức sáng 7/1.

Nâng cao năng lực các cơ sở giáo dục đại học

TIN MỚI

Return to top