ClockThứ Tư, 09/01/2019 20:13

Cam kết về chất lượng giáo dục

TTH.VN - Chiều 9/1, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hội nghị trực tuyến triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đạo tạo Phùng Xuân Nhạ chủ trì. Tại điểm cầu Thừa Thiên Huế ông Nguyễn Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì.

Phát động chương trình “Cảm ơn vì bạn không xả rác”Thực hiện tốt hơn nữa chiến lược cải cách tư pháp

 

Hoc sinh Trường Dân tộc nội trú tỉnh

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT ), Chương trình giáo dục phổ thông mới bao gồm Chương trình tổng thể và 27 chương trình môn học, hoạt động giáo dục. Chương trình sẽ có nhiều điểm khác so với chương trình giáo dục hiện hành, sẽ chuyển từ nền giáo dục nặng về kiến thức sang nền giáo dục hướng đến phát triển con người toàn diện, biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

Nhiều ý kiến lo ngại rằng, liệu đội ngũ giáo viên có đáp ứng được việc giảng dạy môn học tích hợp trong chương trình mới không? GS.TS Nguyễn Minh Thuyết cho biết, trước mắt, giáo viên môn nào vẫn dạy môn đấy. Những giáo viên đã được bồi dưỡng tốt, có khả năng dạy các môn tích hợp sẽ tham gia giảng dạy các môn, các chuyên đề tích hợp.

Về lâu dài, Bộ GD&ĐT đang chỉ đạo đổi mới chương trình, trong đó, phát triển các trường sư phạm để nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông . “Thành bại của chương trình giáo dục phổ thông mới dựa vào đội ngũ nhà giáo. Đây cũng là một trong những trọng tâm của ngành trong năm 2019”, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói.

Chương trình giáo dục phổ thông mới vừa là văn bản quy định vừa là cam kết của Nhà nước về chất lượng giáo dục phổ thông. Tuy nhiên, để quyết định cải thiện điều kiện học tập, cơ sở vật chất các trường thì cấp ủy, chính quyền địa phương phải coi GD&ĐT là quốc sách hàng đầu và phải đầu tư.

Tin, ảnh: Huế Thu

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Học văn hóa địa phương qua trải nghiệm Tết

Trước kỳ nghỉ Tết, nhiều trường học tổ chức các hoạt động trải nghiệm Tết cổ truyền vừa tạo không khí vui tươi, vừa giáo dục truyền thống văn hóa cho học sinh.

Học văn hóa địa phương qua trải nghiệm Tết
Giáo dục đạo đức, lý tưởng trong cơ sở giáo dục phổ thông

Ngày 14/1, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội nghị tập huấn nâng cao năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống, lý tưởng cách mạng cho cán bộ quản lý, giáo viên, cán bộ Đoàn, Đội trong các cơ sở giáo dục phổ thông.

Giáo dục đạo đức, lý tưởng trong cơ sở giáo dục phổ thông
Giáo dục truyền thống qua bảo tàng

Những năm qua, Bảo tàng Lịch sử TP. Huế rất chú trọng đến chức năng giáo dục khoa học, tập trung vào các nhiệm vụ giáo dục truyền thống cách mạng và truyền thống yêu nước. Những di tích thuộc sự quản lý của Bảo tàng trở thành điểm đến thú vị, tạo được cảm hứng và học hỏi được rất nhiều điều hay.

Giáo dục truyền thống qua bảo tàng
“Vừa hồng, vừa chuyên"

Với học sinh và sinh viên (HSSV), Ngày truyền thống HSSV (9/1) hàng năm là dịp để ôn lại truyền thống vẻ vang, hào hùng của các thế hệ HSHV trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

“Vừa hồng, vừa chuyên
Nâng cao năng lực các cơ sở giáo dục đại học

Đó là mục tiêu của hội thảo “Quảng bá kết quả dự án Phát triển chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Chính sách và Pháp luật Môi trường” (CCP-Law) do Đại học Huế tổ chức sáng 7/1.

Nâng cao năng lực các cơ sở giáo dục đại học

TIN MỚI

Return to top