ClockChủ Nhật, 12/03/2023 15:14

Bộ GD&ĐT lưu ý với thí sinh khi đề thi tốt nghiệp THPT 2023 tiếp tục theo hướng mở

Sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố lịch thi và đề tham khảo thi tốt nghiệp THPT 2023, PGS.TS Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Gáo dục Trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có những lưu ý về định hướng của Bộ với thí sinh.

Cải thiện vị trí xếp hạng trong kỳ thi tốt nghiệp THPTGiúp học sinh định hướng chọn nghềBộ GD&ĐT công bố lịch thi tốt nghiệp THPT 2023

leftcenterrightdel

Nhiều năm qua xu hướng ra đề thi, đặc biệt môn Ngữ văn theo hướng mở. Ảnh: TTXVN.

Theo PGS.TS Nguyễn Xuân Thành, đề thi tốt nghiệp THPT 2023 bám sát kiến thức, kỹ năng cơ bản của chương trình, nội dung chủ yếu ở lớp 12. Vì thế, học sinh dựa theo chương trình và sử dụng sách giáo khoa là tài liệu chính để ôn tập. Các em bám sát đề thi tham khảo của Bộ GD&ĐT để biết định dạng, cấu trúc đề thi và làm thử các bài kiểm tra theo dạng đề sau mỗi chương, chủ đề trong quá trình học.

Được biết, đề thi tốt nghiệp THPT nhiều năm qua đã sử dụng ngữ liệu ngoài sách giáo khoa ở phần đọc hiểu và nghị luận xã hội. Trong tương lai, nhất là khi tổ chức thi tốt nghiệp với học sinh học Chương trình giáo dục phổ thông 2018, việc sử dụng tác phẩm đã học trong sách giáo khoa để đưa vào đề thi là không phù hợp. 

Vì thế, theo PGS. TS Nguyễn Xuân Thành, năng lực, kỹ năng của học sinh chỉ thực sự được đánh giá chính xác khi đề thi sử dụng ngữ liệu mới lạ. Cách này nhằm tránh việc học sinh học thuộc lòng máy móc và làm theo văn mẫu. Học sinh cần luyện tập để có kỹ năng trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của chương trình và trong đề thi. Nên dù đề thi dùng ngữ liệu trong hay ngoài sách giáo khoa, các em vẫn làm được, tránh việc học tủ hay đoán đề. 

Vụ trưởng Vụ giáo dục Trung học lưu ý học sinh cần chủ động xây dựng kế hoạch học tập với từng môn học. Để dễ nhớ, các em xây dựng đề cương dạng sơ đồ hóa theo từng chương, từng chủ đề của chương trình học. Sau đó, học sinh luyện tập theo các câu hỏi, bài tập liên quan, trước khi mở rộng luyện tập theo yêu cầu vận dụng kiến thức. Bằng cách này, các em sẽ nắm vững và vận dụng được kiến thức theo bốn mức độ yêu cầu của đề thi tốt nghiệp THPT là nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao.

Theo Báo Tin tức
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025:
Đánh giá toàn diện năng lực người học

Năm 2025, Kỳ thi tốt nghiệp THPT được thi theo Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018, trong đó tập trung đánh giá năng lực toàn diện của người học. Sau khi Bộ GD&ĐT ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, các trường tích cực phổ biến quy chế, ôn tập để học sinh chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp đến.

Đánh giá toàn diện năng lực người học

TIN MỚI

Return to top