ClockThứ Tư, 09/03/2022 15:02

Tiếng Pháp và tiếng Nhật trong trường học: Có còn sức hấp dẫn?

TTH - Đã có thời nhu cầu tiếng Pháp, Nhật ở các trường tăng vọt, nhất là thời điểm có nhiều hợp tác và giao lưu quốc tế ở nhiều lĩnh vực. Song, hiện nay, nhiều em không mặn mà với tiếng Pháp, tiếng Nhật, chuộng nhất vẫn là tiếng Anh.

Kiểm soát, điều chỉnh kế hoạch dạy học từ cấp lớpNhiều khó khăn khi mở cửa trường họcThận trọng khi tổ chức bán trú cho học sinh tiểu học

Một số trường vẫn duy trì môn tiếng Pháp, Nhật trong trường học

Nhiều trường tuyển không đủ chỉ tiêu

Không “vơ đũa cả nắm” nhưng chính lãnh đạo ở những trường có tiếng Pháp là ngoại ngữ 1 đã than phiền, khá nhiều phụ huynh muốn con học ở các trường trung tâm thành phố nên đăng ký vào lớp có học tiếng Pháp. Các em sẽ được vào học mà không phải lăn tăn có đúng tuyến hay không. Tuy nhiên, chỉ trong thời gian ngắn, họ lại làm đơn xin cho con mình ra học những lớp có một ngoại ngữ với lý do chương trình nặng, khó theo kịp.

Theo thầy giáo Đoàn Quý, Hiệu trưởng Trường tiểu học Lê Lợi, mỗi năm trường có chỉ tiêu tuyển 70 em, nhưng trong 4 năm lại đây, phụ huynh không mặn mà cho con học tiếng Pháp. Việc học sinh học ngoại ngữ Pháp xin ra lớp chỉ học tiếng Anh rất khó giải quyết, vì chương trình này được Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý. Thế nên, trong chương trình học, nhà trường phải điều chỉnh các tiết học tiếng Pháp phù hợp với nhu cầu của học sinh. 

Cô Đoàn Thị Hồng Thái, Hiệu trưởng Trường THCS Phan Sào Nam cho biết: Toàn TP có nhiều trường có dạy tiếng Nhật nên các em có thể học môn ngoại ngữ mình thích ngay tại địa phương. Hàng năm chỉ tiêu tuyển sinh 2 lớp là 80 em, nhưng năm lớp 6 vừa qua thì tuyển chưa đủ chỉ tiêu. Phụ huynh vẫn thích cho con em học tiếng Nhật và tiếng Anh. Chất lương giáo viên tiếng Nhật được đào tạo có trình độ, đúng chuyên ngành.

Theo lý giải của nhiều phụ huynh, điều này là do đầu ra chưa đáp ứng được mong đợi. Anh Nguyễn Đình Dũng, phụ huynh có con học tiểu học cho biết: Tôi cho con học hai ngoại ngữ chỉ vì trường học gần cơ quan tiện đưa đón. Tuy nhiên, khi học hai ngoại ngữ, cháu tỏ ra đuối sức, không chuyên được ngoại ngữ nào. Thế nên, bước sang bậc THCS, tôi không chọn trường có dạy tiếng Pháp nữa mà cho con học đúng tuyến và chuyển sang đầu tư học tiếng Anh. Hơn nữa, tôi thấy học tiếng Pháp khi ra trường khó có cơ hội tìm kiếm việc làm hơn học ngoại ngữ khác.

Ở  Huế, khoảng hơn 10 trường ở các cấp có tiếng Pháp, tiếng Nhật là ngoại ngữ 1. Nhiều phụ huynh cho con em mình làm quen với tiếng Anh ngay từ đầu cấp tiểu học nên đến lớp 6, ít học sinh nào chịu chọn học tiếng Pháp. Thế nên, ở các cấp THPT, có trường tuyển học sinh học tiếng Pháp khá chật vật khi phải hạ chỉ tiêu khá thấp. Thậm chí, đội tuyển đi thi học sinh giỏi môn tiếng Pháp hàng năm vẫn khá thưa thớt.

Nhiều học sinh không còn mặn mà môn tiếng Pháp, Nhật

Cần có chính sách khuyến khích

Việc không nhiều học sinh học tiếng Pháp, tiếng Nhật được các trường lý giải do thiếu sự hỗ trợ từ các đối tác trong các dự án giảng dạy tăng cường ở bậc tiểu học, trung học và đại học. Sự xuất hiện của các ngôn ngữ khu vực và ngôn ngữ quốc tế mới có ảnh hưởng lớn và đang có nhiều sức hút. Các vấn đề nội tại của việc giảng dạy tiếng Pháp, tiếng Nhật ở tất cả các cấp học liên quan đến trình độ của giáo viên, phương pháp giảng dạy và sách giáo khoa, cũng như việc thiếu sự thích ứng của các chương trình đào tạo với nhu cầu của thị trường.

Theo ông Nguyễn Phú Thọ, Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Quốc Học, muốn tăng giá trị của ngôn ngữ  tiếng Pháp, tiếng Nhật trong giảng dạy cần cải tiến phương pháp giảng dạy; ký kết hợp tác với các trường ở Pháp để đưa học sinh trong trường sang du học với nhiều suất học bổng toàn phần. Có như vậy, học sinh mới có động lực để phấn đấu cho môn học mà mình đã chọn.

Xu hướng phổ biến trong giai đoạn hiện nay ở Huế đối với tiếng Pháp, tiếng Nhật là ngoại ngữ 2, đồng thời cố gắng duy trì hoặc hạn chế việc cắt giảm tiếng Pháp là ngoại ngữ 1 trong các trường học trước đây có giảng dạy tiếng Pháp. Cụ thể, Trường THPT Hai Bà Trưng khuyến khích và cộng điểm cho học sinh nếu đăng ký học tiếng Pháp. Trường THCS Trần Cao Vân, Trường THPT chuyên Quốc Học đã ký kết với các trường phổ thông ở Pháp nhằm giao lưu văn hóa, giúp các em mở rộng tầm nhìn và yêu thích với môn học hơn.

Để khuyến khích phong trào học tiếng Pháp, tiếng Nhật ngành GD&ĐT nên có định hướng dài hơi cho học sinh cũng như các bậc phụ huynh. Không chỉ dừng lại ở việc được học mà cần có chính sách khuyến khích liên tục trong các trường phổ thông và cả bậc đại học. Hơn nữa, mỗi phụ huynh cần xác định rõ động cơ học tập của con em ngay từ đầu để có sự đầu tư thích đáng, tránh lãng phí công sức, thời gian cho con em mình.

Bài, ảnh: Huế Thu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Còn sức, còn lao động

250 triệu đồng lãi ròng mỗi năm từ trồng lúa và nấm rơm, là thành quả từ tình yêu lao động và sự chăm chỉ mà vợ chồng ông Lê Duy Quát và bà Nguyễn Thị Vui (Phú Lương, Phú Vang) “gặt hái” bao năm qua.

Còn sức, còn lao động
Điểm đến hấp dẫn của vốn FDI toàn cầu

Liên tục từ năm 2022 đến nay, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam luôn duy trì con số hơn 20 tỷ USD/năm, cho thấy dòng vốn ngoại tiếp tục đi vào thực chất và ngày càng có nhiều dự án đầu tư mới trong lĩnh vực công nghệ cao.

Điểm đến hấp dẫn của vốn FDI toàn cầu
Thông tin doanh nghiệp:
Nghỉ dưỡng đẳng cấp với ưu đãi hấp dẫn tại radisson resorts cùng Resorts International

Với hệ thống nghỉ dưỡng cao cấp hơn 1 triệu resort tại các điểm đến nổi tiếng khắp nơi trên thế giới, Resorts International kết hợp cùng Radisson Resorts mang đến cho bạn những chuyến du lịch nghỉ dưỡng tuyệt vời, dịch vụ cao cấp và mức chi phí ưu đãi hấp dẫn. Từ Miami nóng bỏng đến Toronto sôi động và Arizona yên bình, hãy cùng khám phá những trải nghiệm không thể bỏ lỡ tại các địa điểm du lịch hàng đầu trên thế giới.

Nghỉ dưỡng đẳng cấp với ưu đãi hấp dẫn tại radisson resorts cùng Resorts International
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.

Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Để tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học

Đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học được đề cập tại Kết luận số 91- KL/TW của Bộ Chính trị và Kế hoạch nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm học 2024 - 2025 của ngành giáo dục. Chủ trương này được kỳ vọng sẽ tạo chuyển biến mạnh mẽ, nâng cao năng lực ngoại ngữ cho người Việt. Tuy nhiên, để thực hiện hiệu quả sẽ gặp không ít khó khăn.

Để tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học

TIN MỚI

Return to top