ClockThứ Tư, 20/10/2021 08:22

Thúc đẩy mô hình khởi nghiệp ở trường đại học không chỉ dừng lại ở phong trào

Ngày 19/10, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tọa đàm trực tuyến tại 40 điểm cầu trên cả nước, với chủ đề “Xây dựng mô hình hỗ trợ khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục đại học”. Thứ trưởng Ngô Thị Minh cho biết, trong các báo cáo nghiên cứu về việc xây dựng và hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia, vai trò của các trường đại học rất quan trọng.

Tập huấn cho 25 ý tưởng, dự án vào chung kết Cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp"Chị em hãy tự tin phát triển kinh tế thông qua khởi nghiệp"Dự án FlexarS giành giải Nhất cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp ĐH HuếĐồng hành cùng phụ nữ khởi nghiệpLan tỏa phong trào phụ nữ làm giàu ở Phú Lộc8 ý tưởng vào chung kết cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Đại học HuếKý kết hợp tác thực hiện Đề án Cố đô Khởi nghiệp giai đoạn 2021-2025Khởi nghiệp với nội thất gỗ

Quang cảnh buổi toạ đàm. Ảnh: HM.

Đến nay, đã có 50% các trường đã thành lập các câu lạc bộ khởi nghệp thuộc các lĩnh vực ưu tiên, dựa trên thế mạnh của các cơ sở đào tạo; 70 cơ sở đào tạo bố trí được không gian chung hỗ trợ khởi nghiệp cho học, sinh viên; khoảng 45 cơ sở đào tạo đã thành lập các trung tâm hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp. 

Ngày Hội khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên và cuộc thi “Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp” đã được Bộ GD&ĐT tổ chức thường niên, thu hút ngày càng đông học sinh, sinh viên, cũng như các cơ sơ giáo dục và các doanh nghiệp. Số dự án khởi nghiệp của học sinh, sinh viên tăng dần theo từng năm và hàm lượng khoa học công nghệ trong các dự án ngày càng cao.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh khẳng định, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp đang được coi là một trong những nhiệm vụ nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, sớm đưa Việt Nam trở thành Quốc gia khởi nghiệp có tầm ảnh hưởng trên thế giới.

Thứ trưởng cho rằng, để trở thành một Quốc gia khởi nghiệp, việc cần làm đầu tiên là xây dựng, ban hành các cơ chế, chính sách đủ mạnh để tạo dựng một hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia ngày càng hoàn thiện hơn. Tại đó, các doanh nghiệp khởi nghiệp sẽ được ươm tạo, hỗ trợ và nhanh chóng có được những mô hình tăng trưởng nhanh và bền vững. Trong các báo cáo nghiên cứu về việc xây dựng và hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia thì vai trò của các trường đại học rất quan trọng.

Thứ trưởng Ngô Thị Minh mong muốn các trường đại học, các cơ sở giáo dục đại học thấy rõ trách nhiệm của mình trong việc thúc đẩy mô hình khởi nghiệp của giảng viên và sinh viên. Các trường đại học, cơ sở giáo dục đại học cần coi đây là nhiệm vụ quan trọng chứ không chỉ là phong trào.

Trường đại học phải là nơi cung cấp thông tin, tạo môi trường, tổ chức các hoạt động truyền cảm hứng nhằm thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của học sinh, sinh viên, hình thành văn hóa khởi nghiệp trong học sinh, sinh viên và nuôi dưỡng, hỗ trợ phát triển tài năng, năng khiếu của học sinh, sinh viên.

Thứ trưởng cũng mong muốn các cơ sở giáo dục đại học sẽ từng bước hình thành được những nội dung cốt lõi, yếu tố cơ bản ban đầu để có được những mô hình khởi nghiệp hiệu quả.

Theo Tin tức TTXVN  

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Vừa hồng, vừa chuyên"

Với học sinh và sinh viên (HSSV), Ngày truyền thống HSSV (9/1) hàng năm là dịp để ôn lại truyền thống vẻ vang, hào hùng của các thế hệ HSHV trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

“Vừa hồng, vừa chuyên
Nâng cao năng lực các cơ sở giáo dục đại học

Đó là mục tiêu của hội thảo “Quảng bá kết quả dự án Phát triển chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Chính sách và Pháp luật Môi trường” (CCP-Law) do Đại học Huế tổ chức sáng 7/1.

Nâng cao năng lực các cơ sở giáo dục đại học

TIN MỚI

Return to top