ClockThứ Hai, 26/11/2018 05:45

Thiếu sân chơi chung cho sinh viên Huế

TTH - Huế có nhiều trường đại học (ĐH), cao đẳng, song vẫn đang còn thiếu sân chơi chung cho sinh viên.

Kết nối sinh viên qua “sân chơi” ngoại ngữKhởi tranh giải bóng chuyền sinh viên ĐHSP HuếSinh viên Sư phạm đua tài tại giải bóng đá truyền thống 2018

Một trận đấu bóng chuyền nữ tại Giải bóng chuyền Hội thể thao ĐH và chuyên nghiệp Huế năm 2018

Thiếu đầu mối

Giải bóng chuyền Hội thể thao ĐH và chuyên nghiệp Huế năm 2018 (28/10 - 4/11) tiếp tục vắng bóng nhiều đơn vị, khi chỉ có các cơ sở giáo dục thuộc ĐH Huế tham gia. Giải thích cho sự vắng mặt, lãnh đạo một số đơn vị đưa ra các lý do: tuyển sinh khó khăn nên sinh viên ít, kinh phí hạn hẹp, thời điểm chưa phù hợp hay họ có thế mạnh ở nội dung khác…

Điều đáng nói, các giải thể thao của hội vừa kể cũng gần như là sân chơi chung lớn duy nhất mà sinh viên các trường ĐH, cao đẳng, học viện tại Huế có cơ hội tham gia, do các đơn vị này có hội cơ sở. Ngoài ra, gần như rất hiếm có sân chơi chung khác. Ông Cung Trọng Cường, Hiệu trưởng Trường cao đẳng Công nghiệp Huế phân tích, sân chơi chung cho sinh viên là mong muốn của người học và lãnh đạo các trường. Có thể chia thành 3 loại sân chơi, gồm các hoạt động kết nối cộng đồng, sân chơi chuyên môn sâu và sân chơi văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao. Trong khi các hoạt động kết nối cộng đồng chủ yếu là sân chơi mà sinh viên tự liên kết để làm các hoạt động xã hội thì các sân chơi chuyên môn sâu lại có phạm vi hẹp do phụ thuộc năng lực chuyên môn sinh viên từng trường. Hiện, chỉ có sân chơi văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao mang tính bề nổi, nhưng chủ yếu do mỗi trường tự tổ chức.

Nguyên nhân sâu xa của vấn đề này là sự liên kết giữa các đơn vị. Theo ông Cường, giai đoạn hiện nay, nhiều đơn vị cũng có tổ chức một số sân chơi theo hướng mở, cho phép sinh viên ngoài trường tham gia nếu có nhu cầu, song rất ít khi trường hợp này xảy ra, do hạn chế truyền thông giữa các trường bạn.

Thiếu đầu mối tổ chức, liên kết, điều hành cũng là vấn đề lớn. Hiện, ngoài Hội thể thao ĐH và chuyên nghiệp Huế chuyên tổ chức các giải thể thao, không có tổ chức hội nào làm nhiệm vụ tập hợp, liên kết các đơn vị để tổ chức các sân chơi chung cho sinh viên. Trong khi đó, mỗi trường một mục tiêu khác nhau và kinh phí cũng là vấn đề đáng trăn trở. “Đơn vị nào đứng ra tổ chức các sân chơi không phải là chuyện nhỏ, bởi một trường không thể bỏ kinh phí ra để làm việc này cho các trường. Việc đứng ra kêu gọi tài trợ cho các sân chơi chung cũng rất khó”, TS. Trương Quý Tùng, Phó Giám đốc ĐH Huế, Chủ tịch Hội thể thao ĐH và chuyên nghiệp Huế nói.

Có các sân chơi giao lưu toàn quốc nhưng rất tiếc vẫn thiếu các sân chơi chung cho sinh viên các trường ĐH, cao đẳng tại Huế

Luân phiên, liên kết tổ chức

Sinh viên Huế thường bị đánh giá hạn chế về kỹ năng và sự tự tin so với các đơn vị bạn, trong khi đó môi trường có thể giúp cải thiện yếu điểm trên là các sân chơi học thuật, kỹ năng, văn hóa văn nghệ. Diệu Linh, sinh viên ĐH Huế, chia sẻ: “Lâu nay, các sân chơi đều lấy mục tiêu tạo cơ hội để sinh viên giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, nhưng nếu trong trường thôi thì chưa đủ, còn tham gia hoạt động với các trường ngoại tỉnh chưa nhiều và không phải ai cũng có cơ hội góp mặt. Một sân chơi cho sinh viên giữa các trường tại Huế là cần thiết”.

Bối cảnh giáo dục hiện đại đặt quan điểm lấy người học làm trung tâm, vì thế cần nghiên cứu, tìm hướng đi mang lại lợi ích cho sinh viên, trong đó các sân chơi. Theo ông Cường, lãnh đạo, cán bộ các trường cần tăng tính chủ động trong việc phối hợp liên kết. Có thể bắt đầu từ các sự kiện, sân chơi nhỏ của các trường bạn nhưng đẩy mạnh truyền thông để sinh viên đơn vị mình biết và tham gia.

Đối với các sân chơi lớn, nhất là các cuộc thi tài năng sinh viên vẫn có thể tổ chức. Các trường có thể thảo luận để tìm ra giải pháp phù hợp, đơn cử như luân phiên tổ chức và mời các đơn vị bạn cùng tham gia, hay liên kết các trường để xây dựng mạng lưới tổ chức các hoạt động chung, dựa trên nguồn lực kinh phí đóng góp và kêu gọi vận động.

TS. Trương Quý Tùng cho rằng, ngay tại Hội, thời gian tới cũng cần đa dạng các môn thi đấu để thu hút nhiều đơn vị tham gia. Việc gói gọn ít môn thể thao có thể chưa phù hợp với một số đơn vị nên cần tìm hướng thay đổi. Thông qua những phối hợp, hợp tác, cũng cần bàn bạc, thảo luận hướng đi chung phù hợp giữa các trường, hướng đến duy trì và phát triển các sân chơi chung cho sinh viên.

Bài, ảnh: Hữu Phúc

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trao quà Tết và tiền hỗ trợ sinh viên khó khăn

Ngày 27/1 (28 Tết), Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế (ĐHH) đã đến thăm hỏi, tặng quà cho các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn và trao tiền hỗ trợ cho sinh viên Huỳnh Văn Sinh, sinh năm 2003 - Khoa Công nghệ thông tin - Trường Đại học Khoa học, ĐHH.

Trao quà Tết và tiền hỗ trợ sinh viên khó khăn
Thắm một màu xanh

Huế nhìn từ trên cao bát ngát màu xanh giữa hai đường chân trời như vô cùng vô tận xanh của biển cả ở phía đông và núi rừng ngút ngàn về phía tây. Màu xanh của đầm phá, màu xanh của sông hồ, màu xanh của hoa lá, cỏ cây. Huế là đô thị xanh, thành phố xanh không dễ có trên hành tinh ta đang sống.

Thắm một màu xanh
Mỹ vị Huế say lòng thực khách

Mệnh danh là “kinh đô ẩm thực”, làm say lòng thực khách bốn phương, thương hiệu ẩm thực Huế đã đến tận trời Tây, có mặt trên những tờ báo, tạp chí nổi tiếng của thế giới.

Mỹ vị Huế say lòng thực khách
Đưa di sản Huế vươn xa

Ở thời điểm hiện tại, hình hài của một Kinh đô xưa đã được tái hiện rõ rệt hơn bao giờ hết. Di sản Huế đã và đang từng bước phát huy giá trị đúng với tiềm năng và lợi thế vốn có.

Đưa di sản Huế vươn xa

TIN MỚI

Return to top