ClockThứ Ba, 25/04/2023 14:49

Khi sách có mặt khắp nơi trong trường học

TTH - Ngạc nhiên khi một số trường tiểu học để những giá sách nhỏ nơi sân trường để các em tha hồ đọc sách vào giờ ra chơi. Đáng mừng khi chính các em là người giữ sách khá tốt, không có tình trạng hư hỏng sách. Còn nữa, giá sách còn nhiều hơn khi các em tự nguyện đem góp sách.

Người Huế hào hứng “săn” sách hay, giá ưu đãiTọa đàm sách viết về nữ quyền, gắn liền với HuếHợp tác phát triển Tủ sách HuếĐọc sách là một thực hành văn hóa

leftcenterrightdel
Học sinh Trường tiểu học Thủy Biều đọc sách ở sân trường 

Thư viện có không gian mở

Sau giờ ăn trưa, nhóm học trò lớp 3/1 Trường tiểu học Thủy Biều ngồi chụm lại với nhau say sưa đọc sách. Chốc chốc, có em khều bạn kế bên kể cho nhau nghe điều mới mẻ vừa lượm nhặt từ trang sách. Giáo viên chủ nhiệm có mặt tại lớp để theo dõi lớp học, hướng dẫn cách khai thác thông điệp trong từng mẩu chuyện, thông tin. Nhà trường tổ chức hoạt động đọc sách theo sở thích của các em. Học trò mang sách từ nhà lên thư viện, sau khi sàng lọc sẽ trả về lớp. Mỗi lớp có một tủ sách, tầm 70 - 100 cuốn với nội dung phù hợp với lứa tuổi của các em. Rồi sách trao đổi giữa các lớp tạo nên sự phong phú, học sinh thoải mái tiếp cận sách.

Hiệu trưởng Trường tiểu học Thủy Biều Dương Hồng Thắng bày tỏ: “Trường tiểu học Thủy Biều xây dựng thư viện từ năm 2019, với rất nhiều đầu sách phục vụ học sinh và giáo viên. Nhà trường đã cấp 700 thẻ thư viện cho học sinh và các em chỉ cần chọn sách sau đó quét thẻ mã vạch, tất cả thông tin đều được hiển thị. Điều này giảm áp lực cho thủ thư và thu hút học sinh đến với thư viện nhiều hơn”. Tuy nhiên theo thầy giáo Dương Hồng Thắng, vẫn còn nhiều học trò không ham thích, giáo viên phải thuyết phục, “dụ dỗ” để các em nhìn ra ý nghĩa việc đọc sách... Đó là cả nghệ thuật" .

Trong thực tế, một số trường chịu khó đầu tư không gian thư viện mát mẻ, có thảm ngồi đọc, được mang sách ra hành lang, sân trường hoặc mang về lớp. Đến đâu, học sinh cũng có thể dễ dàng thấy và với lấy sách. Trường THCS Trần Cao Vân có gần 20 kệ sách, hai lớp một kệ. Các em học sinh tự quyên góp sách, trong đó, có sách về Huế. Nhà trường chú trọng đến công tác giới thiệu sách thông qua buổi sinh hoạt dưới cờ, tiết sinh hoạt lớp cuối tuần, tiết đọc thư viện, trang “fanpage” nhà trường. Khác xa so với thư viện truyền thống, giờ đây học sinh đến với thư viện không gian mở. Em Võ Nguyễn Quỳnh Anh, học sinh lớp 7 Trường THCS Trần Cao Vân chia sẻ: “Em rất thích đọc sách ở trên những chiếc ghế đá ở sân trường, gần gũi với không gian thiên nhiên. Sách giúp các em nói, viết lưu loát, biết khám phá bản thân, tự tin và tìm thấy tấm gương, ước mơ cần theo đuổi”.

Thay đổi thói quen đọc sách

Theo cô Trần Lan Phương, Hiệu trưởng Trường THCS Trần Cao Vân: “Chưa bao giờ thư viện nhà trường lại rộn ràng đến thế. Chúng tôi hy vọng các em sẽ hứng thú với văn hóa Huế, giữ gìn văn hóa đọc trong học đường; cũng như tăng vốn tài liệu cho thư viện, tạo điều kiện cho học sinh có thêm nhiều đầu sách để trau dồi thêm kiến thức. Tuy nhiên, để thay đổi nhận thức, thói quen đọc sách của học sinh, đòi hỏi giáo viên phải tâm huyết với hoạt động giới thiệu sách, giáo viên phải nắm bắt tâm lý lứa tuổi học sinh, phải là người đam mê đọc sách, phải đọc để có cảm nhận, để chọn lựa và có những bài giới thiệu hay với học sinh”.

Do chưa có chương trình chuyên nghiệp, nhiều trường tự tham khảo mô hình lẫn nhau, có nơi làm tốt có nơi diễn ra hơi "công thức", nhưng bước đầu hình thành thói quen chia sẻ sách sau khi đọc, nhận thức điều tốt, nên làm từ câu chuyện trong sách, thậm chí học sinh cùng giáo viên áp dụng bài học, thử xử lý tình huống thực tế. Trong bối cảnh đó, phong trào “Góp một cuốn sách nhỏ - Đọc ngàn cuốn sách hay” ra đời, hướng tới góp phần tăng vốn tài liệu, tạo ra những thư viện trường có nguồn sách, tài liệu đa dạng, phong phú, phục vụ tối đa nhu cầu bạn đọc, đặc biệt là các em học sinh trong trường; góp phần giữ gìn văn hóa đọc trong thời buổi bùng nổ công nghệ thông tin, đồng thời tôn vinh, khẳng định vai trò, vị trí và tầm quan trọng của sách.

Ông Nguyễn Thuận, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo TP. Huế cho biết: Việc xây dựng và phát triển phong trào đọc sách và văn hóa đọc trong trường học nhằm bồi dưỡng hứng thú và thói quen đọc sách, năng lực tự học và các kỹ năng cho học sinh hướng tới xây dựng xã hội học tập; tăng cường mối liên hệ giữa gia đình, nhà trường và cộng đồng trong việc chung tay tạo điều kiện để con em mình được đọc sách, được rèn luyện thói quen và phương pháp đọc sách phù hợp, tạo điều kiện cho giáo viên, học sinh giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm, từ đó xây dựng và phát triển phong trào đọc sách.

Bài, ảnh: Huế Thu
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hướng nghiệp thông qua ngày hội "Thắp sáng ước mơ thiếu nhi Việt Nam"

Tổ chức cho học sinh chia sẻ về ước mơ, khát vọng; truyền cảm hứng, hướng nghiệp định hướng tương lai và trao quà hỗ trợ cho các em có hoàn cảnh khó khăn là những hoạt động ý nghĩa, thiết thực trong chương trình ngày hội "Thắp sáng ước mơ thiếu nhi Việt Nam" do Trường cao đẳng Công nghiệp Huế phối hợp với Trường THCS Thủy Phương (TX.Hương Thủy) tổ chức vào ngày 9/1. Hoạt động nhằm thiết thực kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống Học sinh - Sinh viên Việt Nam.

Hướng nghiệp thông qua ngày hội Thắp sáng ước mơ thiếu nhi Việt Nam
“Vừa hồng, vừa chuyên"

Với học sinh và sinh viên (HSSV), Ngày truyền thống HSSV (9/1) hàng năm là dịp để ôn lại truyền thống vẻ vang, hào hùng của các thế hệ HSHV trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

“Vừa hồng, vừa chuyên
Áp lực của học sinh từ các cuộc thi

Việc tổ chức các cuộc thi cho học sinh không chỉ giúp nâng cao sự hiểu biết về nhiều lĩnh vực mà còn góp phần giáo dục toàn diện cho các em.

Áp lực của học sinh từ các cuộc thi

TIN MỚI

Return to top