ClockThứ Bảy, 17/02/2024 10:34

Hành trình bao gạo nghĩa tình của thầy giáo trẻ

TTH - Bao gạo nghĩa tình của thầy giáo trẻ Trần Văn Anh bắt đầu từ năm 2015 đến nay đã được 9 năm đồng hành cùng với quý người già neo đơn, nghèo khó. Đây là chương trình giúp đỡ và bảo trợ đến những hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn các địa phương Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Nam Đông, A Lưới (Thừa Thiên Huế) và Hải Lăng (Quảng Trị).

Chàng sinh viên báo chí mê thiện nguyệnVợ chồng đồng lòng làm từ thiện

 Thầy giáo trẻ Trần Văn Anh trong một dịp đi làm thiện nguyện

Kết nối

Là con một gia đình nông dân ở xã Phong An, huyện Phong Điền (Thừa Thiên Huế), dù kinh tế không mấy khá giả, song thầy giáo trẻ Trần Văn Anh vẫn luôn thấy mình còn may mắn hơn nhiều người khác. Vì thế, ngày lại ngày trôi qua, bàn chân của Văn Anh đã rong ruổi trên khắp mọi nẻo đường, kết nối mang yêu thương đến những phận đời, những hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống.

Năm 2015, Trần Văn Anh nhận công tác ở Trường THCS Phong Hòa (huyện Phong Điền). Vừa dạy âm nhạc, vừa làm Tổng phụ trách kiêm Bí thư chi đoàn giáo viên, công việc bận rộn là vậy nhưng anh vẫn sắp xếp thời gian để đều đặn làm việc thiện. Đầu tiên với trang Facebook mang tên Người đi xin, Văn Anh kêu gọi, kết nối những tấm lòng hảo tâm để giúp đỡ người nghèo khổ. Sau một thời gian kêu gọi, kết nối và để thuận tiện trong việc kêu gọi thiện nguyện, anh chuyển sang trực tiếp kêu gọi, kết nối quý mạnh thường quân, nhà hảo tâm với Facebook mang tên Trần Văn Anh.

Với suy nghĩ, cuộc sống xung quanh mình có nhiều người, nhiều hoàn cảnh cơ cực, khó khăn, bệnh tật, nhiều em nhỏ mồ côi, nhiều người già không nơi nương tựa cần sự chung tay giúp đỡ của cộng đồng để họ vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống, thầy giáo Văn Anh đã tự nguyện, tích cực tổ chức các hoạt động từ thiện tại địa phương nơi mình sống và công tác, cũng như tại các huyện, thị xã trên địa bàn trong và ngoài tỉnh.

Đến nay, thầy giáo Trần Văn Anh đã lập quỹ hỗ trợ thường xuyên cho gần 100 mẹ già neo đơn sống tại các huyện: Phong Điền, Quảng Điền, Nam Đông, A Lưới, thị xã Hương Trà (Thừa Thiên Huế) và huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Tùy theo mức độ khó khăn của từng trường hợp, giá trị mỗi phần quà từ 200 đến 500 nghìn đồng/tháng cùng nhiều nhu yếu phẩm, như sữa, gạo, dầu ăn...

Cùng với đó, chương trình Chuyến xe yêu thương chung tay vì học sinh, sinh viên, anh cũng đã trao hàng trăm suất quà cho các em học sinh, sinh viên nghèo hiếu học, các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vào các dịp khai giảng năm học mới, tổng kết năm học, tết Nguyên đán, trung thu... ở các huyện Phong Điền, Nam Đông và A Lưới (Thừa Thiên Huế) và Hải Lăng (Quảng Trị) với trị giá từ 300 đến 500 nghìn đồng/suất cùng sách vở, quần áo, cặp sách... giúp hàng chục học sinh không phải bỏ học để lao động trước tuổi.

Trao gửi yêu thương

Thầy Trần Văn Anh, chia sẻ hành trình bao gạo nghĩa tình những năm qua đó là sự thực tế, tìm hiểu cuộc sống khó khăn của người nghèo để biết rằng những phần quà như thế nào sẽ cần thiết và thích hợp trong từng thời gian, rồi từ đó viết bài kêu gọi và đi trao trực tiếp đến từng hoàn cảnh. Nhờ cách làm này, thời gian qua, mỗi lần tổ chức thiện nguyện, thầy giáo Văn Anh được đông đảo đồng nghiệp, học sinh và các nhà hảo tâm ủng hộ bằng tinh thần và vật chất để có được những món quà giúp đỡ người nghèo. “Rong ruổi tìm nguồn hỗ trợ người nghèo, những hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống, tôi nhận ra trong xã hội có nhiều những tấm lòng hảo tâm của mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp. Đó là những tấm lòng cùng chia sẻ khó khăn, nó thôi thúc bản thân tôi phải cố gắng hơn nữa để có thể giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống”, thầy giáo Văn Anh bày tỏ.

Bài, ảnh: VĂN BỐN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Báo Huế ngày nay hướng về cộng đồng

Xác định vai trò tiên phong, xung kích của tuổi trẻ, Đoàn Thanh niên Báo Huế ngày nay đã triển khai nhiều hoạt động hướng về cộng đồng ý nghĩa.

Báo Huế ngày nay hướng về cộng đồng
Ngôi trường có 15 cặp vợ chồng cùng công tác

Trường THPT Thừa Lưu đóng trên địa bàn thôn Phước Lộc, xã Lộc Tiến, huyện Phú Lộc, cách thành phố Huế 60km về phía nam, là nơi theo học của học sinh các xã Lộc Thủy, Lộc Tiến, Lộc Vĩnh và thị trấn Lăng Cô. Trong chuyến công tác tại Trường, tôi có những ấn tượng đặc biệt đối với ngôi trường này.

Ngôi trường có 15 cặp vợ chồng cùng công tác

TIN MỚI

Return to top